Các trẻ sơ sinh được khuyến khích bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Sau 6 tháng, bạn nên cho bé tập ăn dặm để con có được các dưỡng chất thiết yếu khác ngoài sữa. Tuy nhiên việc cho bé ăn dặm như thế nào, thực đơn ăn dặm cho trẻ đúng cách ra sao là điều hết sức quan trọng do hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện nên cha mẹ cần chú ý thận trọng khi bắt đầu cho bé ăn dặm. Một thực đơn ăn dặm đúng cách, đầy đủ chế độ dinh dưỡng sẽ giúp bé cảm thấy ngon miệng và thích thú khi bắt đầu làm quen với thức ăn.
Để chia sẻ những thắc mắc và lo lắng với chị em, amthucvietnam365 xin được giới thiệu mẫu thực đơn ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi tốt nhất, chắc chắn nó sẽ giúp ích rất nhiều cho các mẹ có con trong giai đoạn này.
Ảnh: iqlacpro.vn
Nguyên Tắc Dinh Dưỡng Ăn Dặm Cho Trẻ 6 Tháng
Trong giai đoạn này sữa mẹ vẫn giữ được vai trò quan trọng trong việc cung cấp sức đề kháng cho trẻ ngoài ra nên bổ sung các loại rau củ quả với tỉ lệ dinh dưỡng hợp lý và cân đối.
-Tiếp tục cho bé bú sữa mẹ kết hợp thực đơn ăn dặm đa dạng với đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho trẻ phát triển. Cho bé bú bất cứ khi nào theo nhu cầu. Trẻ ở tuổi ăn dặm vẫn còn duy trì bú mẹ nên việc chọn thời gian ăn không cần quá cứng nhắc, chỉ cần đảm bảo một ngày cho bé ăn 2 bữa cách xa nhau. Khi nấu ăn đừng quên cho một chút dầu ăn vào cho bé.
– Mẹ nên cho bé ăn từ từ, từng ít một để trẻ thích nghi dần với thức ăn mới lạ, không bị tiêu chảy và suy dinh dưỡng đồng thơi theo dõi bé có hợp với những loại đồ ăn đó hay không, theo dõi sự phản ứng của trẻ. Cho bé ăn từ ít đến nhiều, cho ăn từ loãng đến đặc và đầy đủ 4 nhóm chất (bột đường, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất)
– Đối với bé 6 tháng tuổi ăn dặm cho trẻ chỉ cần 2 bữa/ ngày là đủ. Tuyệt đối không nêm mắm, muối, gia vị vào bột, cháo của trẻ dưới 1 tuổi. Mỗi ngày, đảm bảo lượng sữa từ 500-700 ml.
-Bên cạnh việc ăn bột, trẻ cũng cần được ăn trái cây. Mỗi ngày các mẹ nên cho trẻ ăn một bữa trái cây nguyên chất để tận dụng nguồn chất xơ, một bữa nước ép.
Ảnh: huggies.com.vn
Thực Đơn Dinh Dưỡng Gợi Ý Ăn Dặm Cho Trẻ 6 Tháng Tuổi Đầy Đủ Dinh Dưỡng Theo Viện Dinh Dưỡng
Bột đậu xanh cho trẻ 6 tháng tuổi ăn dặm
Bột gạo tẻ: 15gam (tương đương 3 thìa cà phê)
Bột đậu xanh: 10gam (tương đương 2 thìa cà phê)
Bí đỏ: 4 miếng nhỏ nghiền nát
Mỡ ăn (dầu ăn): 1 thìa cà phê
Nước: 1 bát con
Ảnh: meonuoicon.com
Bột tôm
Bột gạo tẻ: 20gam (tương đương 4 thìa cà phê)
Tôm biển tươi (bỏ vỏ, giã nhỏ): 15gam (tương đương 3 thìa cà phê)
Rau xanh giã nhỏ: 2 thìa
Mỡ (dầu ăn): 1 thìa
Nước 1 bát con
Ảnh: phunutoday.vn
Bột trứng
Bột gạo tẻ: 20gam (tương đương 4 thìa cà phê)
Trứng gà: 1 lòng đỏ trứng gà hoặc 4 lòng đỏ trứng chim cút (tương đương với 10gam)
Rau xanh giã nhỏ: 2 thìa cà phê
Nước: 1 bát con
Ảnh: mabu.vn
Bột thịt
Bột gạo tẻ: 20gam (tương đương 4 thìa cà phê)
Thịt nạc: 10gam (tương đương 2 thìa cà phê)
Mỡ (dầu ăn): 1 thìa cà phê
Nước: 1 bát con
Ảnh: mabu.vn
Bột cá
Bột gạo tẻ: 20gam (tương đương 4 thìa cà phê)
Cá quả gỡ bỏ sạch xương: 10gam (tương đương 2 thìa cà phê)
Mỡ (dầu ăn): 1 thìa cà phê
Rau xanh giã nhỏ: 2 thìa cà phê
Nước: 1 bát con
Ảnh: bachhoaxanh.com
Bột gan (gan gà, gan lợn)
Bột gạo tẻ: 20gam (tương đương 4 thìa cà phê)
Gan (gà, lợn) băm hoặc nghiền nát: 10gam (tương đương 2 thìa cà phê)
Mỡ (dầu ăn): 1 thìa cà phê
Rau xanh giã nhỏ: 2 thìa cà phê
Nước: 1 bát con
Ảnh: adam3in1.vn
Bên cạnh việc cho trẻ ăn bột, trẻ cũng cần được ăn trái cây. Mỗi ngày các mẹ nên cho trẻ ăn một bữa trái cây nguyên chất để tận dụng nguồn chất xơ, một bữa nước ép nhằm bổ sung đầy đủ các nhóm chất cho bé Đặc biệt, sữa mẹ vẫn luôn là nguồn dinh dưỡng quý báu cho trẻ nên cần phải duy trì việc cho trẻ bú thường xuyên. Trường hợp mẹ ít sữa, có thể cho trẻ uống thêm sữa công thức
Những Lưu Ý Khi Nấu Món Ăn Dặm Cho Trẻ 6 Tháng Tuổi
Các món ăn dặm cho trẻ không cần cầu kỳ hay nấu nướng quá phức tạp. Tuy nhiên, mẹ cũng cầ lưu ý một số vấn đề sau đây:
Khi nấu cháo cho bé, không nên dùng nước lạnh
Không nên dùng nước lạnh để nấu cháo cho bé vì sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng trong gạo, nước nóng sẽ giúp bảo toàn chất dĩnh dưỡng. Nếu dùng nước lạnh, chất dinh dưỡng sẽ bị nở ra và hoà tan vì khi đó, hạt gạo đã bị ngấm nước và trương lên
Bên cạnh đó, nếu dùng nước lạnh thì thời gian nấu sẽ lâu hơn và hương vị cháo sẽ không ngon. Mẹ không nên nấu quá nhiều cháo trong 1 ngày, Vì lúc này bé còn nhỏ sẽ không ăn được nhiều. Nếu như nấu quá nhiều và còn dư thì mẹ nên chia nhỏ các phần cháo phù hợp với lượng ăn bảo quản trên tầng đá. Nhưng lưu ý làm vậy sẽ không ngon và không còn chất dinh dưỡng trong cháo nữa.
Nên chọn những loại thực phẩm theo mùa
Mẹ nên chọn các loại rau củ được trồng theo phương pháp hữu cơ, không phun những loại thuốc có hại cho sức khoẻ. Và nên chọn những loại thực phẩm theo mùa để đảm bảo được độ tươi ngon, tránh được dư lượng của thuốc bảo quản.
Không nên rã đông thực phẩm bằng nước nóng hay để nhiệt độ phòng
Đối với tất cả các loại thức ăn trữ đông như thịt, cá, tôm, mực, mẹ nên lấy ra để dưới trầng mát tủ lạnh để qua đêm rã đông tự nhiên. Tuyệt đối không rã đông bằng nước sôi hay rã đông ở nhiệt độ phòng. Vì nếu làm như vậy, sẽ là điều kiện cho vi khuẩn phát triển và sẽ mau khiến thực phẩm bị hư. Bên cạnh đó, rã đông bằng nước nóng sẽ làm hao hụt lượng dinh dưỡng có trong thực phẩm. Nếu vẫn cho bé ăn, nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy là rất cao.
Trên đây là những thực đơn gợi ý đầy đủ dinh dưỡng và đúng cách cũng như những lưu ý trong quá trình ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi. Hy vọng đó là những chia sẻ bổ ích với các mẹ cho con yêu một quá trình phát triển toàn diện, khỏe mạnh.