Những món ăn giúp cải thiện tình trạng chóng mặt khi mang thai

0
512
dinh-duong-trong-thai-ky-5
Ảnh: cleanipedia.com

Chóng mặt khi mang thai là một trong những tình trạng phổ biến mà mẹ bầu gặp phải. Vậy tại sao mẹ bầu lại bị chóng mặt khi mang thai và làm thế nào để có thể cải thiện tình trạng này? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ như thế nào để khắc phục tình trạng này nhé.

Chóng Mặt Khi Mang Thai Xuất Hiện Ở Giai Đoạn Nào?

Tình trạng chóng mặt thường xuất hiện khoảng tuần thứ sáu ở tam cá nguyệt đầu tiên. Hiện tượng này xuất hiện do mẹ bầu trải qua tình trạng ốm nghén và buồn nôn rất nhiều nên lượng đường trong máu giảm và gây mất cảm giác ngon miệng gây chóng mặt cho mẹ bầu. Cũng có trường hợp mẹ bầu bị chóng mặt khi thai nhi bắt đầu phát triển nhanh vào tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba gây áp lực lên các mạch máu

Nguyên Nhân Gây Chóng Mặt Khi Mang Thai

dinh-duong-trong-thai-ky-1
Ảnh: conlatatca.vn

Tuỳ vào từng giai đoạn của thai kỳ chẳng hạn như vào tam cá nguyệt đầu tiên mẹ bầu sẽ hay bị cảm thấy choáng váng. Nguyên nhân là do nội tiết tố và những thay đổi khác trong cơ thể làm giãn nở các thành mạch máu gây hạ huyết áp

Mẹ bầu bị ốm nghén cơ thể không thể hấp thụ đủ dinh dưỡng trong thai kỳ cần thiết cũng khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi và chóng mặt. Ở tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba khi thai nhi phát triển nhanh lượng máu tăng 30% làm cho huyết áp tăng dẫn đến chóng mặt.

Mẹ bầu có thói quen nằm ngửa ở những tháng cuối của thai kỳ sẽ gây áp lực quá nhiều lên những mạch máu và làm chóng mặt. Ngoài ra còn có những lý do khác như: Mất nước, chán ăn, nhiệt độ cơ thể tăng cao, giảm lượng đường trong máu do đái tháo đường thai kỳ cũng khiến mẹ bầu cảm thấy chóng mặt.

Mẹ bầu cần lưu ý nếu bị chóng mặt, đau bụng kèm theo chảy máu âm đạo bởi nguyên nhân có thể do mang thai ngoài tử cung nên mẹ cần đi khám ngay vì nó rất nguy hiểm.

Cách Giảm Chóng Mặt Khi Mang Thai

dinh-duong-trong-thai-ky-2
Ảnh: vinmec.com

Nên hạn chế đứng lâu trong một thời gian dài. Việc ngồi nhiều sẽ có lợi hơn với mẹ bầu. Tuy nhiên mẹ bầu cũng không nên ngồi một chỗ quá lâu. Thỉnh thoảng nên vận động nhẹ nhàng để giúp tăng cường lưu thông máu

Không được đứng dậy đột ngột, khi đang ngồi mà đứng lên thì cần đứng dậy từ từ.

Mẹ bầu không nên nằm ngửa trong 6 tháng cuối thai kỳ, hãy nằm nghiêng bên trái

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để đảm bảo đủ năng lượng, tránh hạ đường huyết. Khẩu phần ăn nên hạn chế chất béo, tinh bột, thực phẩm quá mặn hoặc quá ngọt…

Uống nhiều nước để đảm bảo cơ thể luôn đủ nước, tránh mất nước

Lựa chọn quần áo rộng rãi, thoáng mát và có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, không mặc quần áo bó.

Trường hợp tình trạng chóng mặt không được cải thiện, mẹ bầu nên đi khám bác sĩ. Để được chẩn đoán tình hình sức khỏe một cách chính xác. Bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để có thể cải thiện tình trạng chóng mặt khi mang thai một cách tốt nhất.

Mẹ Bầu Nên Làm Gì Khi Bị Chóng Mặt

dinh-duong-trong-thai-ky-5
Ảnh: poh.vn

Mở cửa sổ, cửa ra vào để không khí được thông thoáng. Nếu là ban ngày thì đến những nơi thoáng mát, có cây xanh.

Tranh thủ nằm xuống và nằm nghiêng về phía bên trái để cải thiện lưu thông máu lên não, mẹ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn

Từ từ ngồi xuống để tránh té ngã, nên ngồi với tư thế cúi đầu vào khoảng giữa hai đầu gối. Khi cảm thấy đỡ hơn, mẹ có thể đứng dậy nhưng phải đứng dậy từ từ. Không được chuyển động đột ngột vì có thể khiến tình trạng thêm tồi tệ

Mẹ bầu hãy cố gắng uống một cốc nước lọc, nước trái cây. Có thể ăn nhẹ bằng một chiếc bánh ngọt để có thêm năng lượng và cải thiện tình trạng chóng mặt do hạ đường huyết

Mẹ bầu nên tắm nước lạnh khi cảm thấy cơ thể trong trạng thái lâng lâng

Khi bị chóng mặt kèm theo chảy máu âm đạo, mẹ bầu cần đi khám ngay để đảm bảo sức khỏe của thai nhi.

Không được tự ý mua thuốc về uống vì có thể gây hại cho cả hai mẹ con. Chóng mặt khi mang thai có thể là dấu hiệu sinh lý bình thường nhưng mẹ bầu cũng không nên chủ quan.

Mẹ Bầu Bị Chóng Mặt Nên Ăn Gì?

TĂNG CƯỜNG ĂN VẶT: Mẹ có thể ăn thêm bánh quy, hạnh nhân hoặc chuối giữa bữa chính để cải thiện dinh dưỡng trong thai kỳ.

UỐNG NHIỀU NƯỚC: Mẹ bầu cần hạn chế các thức uống dễ dẫn đến mất nước như trà, nước ngọt, cà phê và uống nhiều nước

BỔ SUNG THỰC PHẨM NHIỀU SẮT: Mẹ cần bổ sung các thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, thịt gia cầm, đậu lăng, rau lá xanh…cùng các loại thuốc sắt khác phù hợp với cơ thể

Mọi thông tin liên hệ:

Đơn vị chủ quản

HỘI TRUYỀN THÔNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Đơn vị giao dịch quảng cáo

CÔNG TY CP LUXCAS VIỆT NAM

Địa chỉ: A21 Cư xá Lam Sơn, Nguyễn Oanh, P.17, Q.Gò Vấp. Tp.HCM

Hotline: 0989.33.55.11

Website: https://amthucvietnam365.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/amthucvietnam3652021

Email: amthucvn365@gmail.com

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây