Rau má ăn có tốt cho sức khoẻ không???

0
353

Rau má là một loại thảo mộc trong họ cần tây và thường được sử dụng trong y học cổ truyền tại Trung Quốc. Các bộ phận trên mặt đất của rau má được dùng để làm thuốc. Ví dụ chữa bỏng và lưu thông kém có thể dẫn đến giãn tĩnh mạch. Vậy cụ thể ăn rau má có tác dụng gì?

Rau má là gì?

Được gọi là “loại thảo mộc của tuổi thọ”, rau má là một loại chủ yếu trong khoa học cổ truyền Trung quốc, Indonesia, Việt Nam… Các chuyên gia khẳng định cây thuốc này có khả năng tăng cường trí não, chữa lành các vấn đề về da. Và thúc đẩy sức khoẻ gan và thận – và một số nghiên cứu đã xác nhận điều này.

Tac-dung-cua-rau-ma
Tac-dung-cua-rau-ma

Tác dụng của ăn rau má

Có thể giúp tăng cường chức năng nhận thức

Một nghiên cứu nhỏ năm 2016: So sánh tác dụng của chiết cuất rau má và axist folic trong việc tăng cường chức năng nhận thức sau đột quỵ. Nghiên cứu nhỏ này đã đánh giá tác động đối với ba nhóm người tham gia:

– một nhóm dùng 1.000 miligam (mg) rau má mỗi ngày

– một nhóm dùng 750 mg rau má mỗi ngày

– một nhóm dùng 3 mg axit folic mỗi ngày.

Mặc dù rau má và axit folic đều có lợi như nhau trong việc cải thiện nhận thức tổng thể, nhưng loại rau này lại hiệu quả hơn trong việc cải thiện lĩnh vực trí nhớ.

Một nghiên cứu riêng biệt đã xem xét các tác dụng nâng cao nhận thức của chiết xuất nước rau má trên chuột. Mặc dù cả chuột già và trẻ đều cho thấy sự cải thiện trong học tập và trí nhớ, nhưng hiệu quả cao hơn ở chuột già.

Có thể giúp điều trị bệnh Alzheimer

Rau này có khả năng tăng cường trí nhớ và chức năng thần kinh, giúp nó có tiềm năng trong việc điều trị bệnh Alzheimer. Trên thực tế, một nghiên cứu năm 2012 trên chuột cho thấy chiết xuất rau má có tác dụng tích cực đối với những bất thường về hành vi ở những con chuột mắc bệnh Alzheimer.

Trong các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và trên động vật, chiết xuất này cũng được chứng minh là có tác dụng khiêm tốn trong việc bảo vệ tế bào não khỏi độc tính. Ngoài ra, tác dụng này cũng có thể bảo vệ các tế bào trong não hình thành mảng bám có thể dẫn đến bệnh Alzheimer.

Tuy nhiên, vẫn cần nghiên cứu thêm để xác định chính xác loại rau này có thể được sử dụng để điều trị bệnh Alzheimer. Nếu bạn muốn sử dụng loại rau này hoặc các sản phẩm chiết xuất từ loại rau này vào kế hoạch điều trị của mình, hãy xin ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Sinh-to-tu-rau-ma
Sinh-to-tu-rau-ma

Giúp nhanh liền vết thương, giảm sẹo

Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy dịch chiết rau má có khả năng kích hoạt quá trình phân chia tế bào và kích thích sự tổng hợp collagen của mô liên kết, thúc đẩy sự hình thành tế bào da, giúp nhanh liền vết thương và mau lên da non. Nhờ tác dụng lên tuần hoàn da, nên rau má cũng được ứng dụng làm kem bôi mặt để làm bớt những vết nhăn giúp mặt trẻ trung, giảm lão hóa.

Hiện nay, chất chiết trích từ rau má đã được sử dụng rất đa dạng dưới hình thức thuốc tiêm, thuốc bột, thuốc mở để điều trị tất cả các chứng bệnh về da như vết bỏng, vết thương do chấn thương, do giải phẩu, cấy ghép da, những vết lở loét lâu lành, vết loét do ung thư, bệnh phong, vẩy nến…

Hoạt chất asiaticoside trong rau má cũng đã được ứng dụng trong điều trị bệnh phong và bệnh lao, do asiaticoside có thể làm tan lớp màng sáp bọc những vi khuẩn này, giúp hệ miễn dịch của cơ thể tiêu diệt chúng.

Giúp giải độc

Nghiên cứu mới hơn đang xem xét tác dụng  của rau má đối với độc tính của gan và thận. Theo một nghiên cứu tren động vật năm 2017, rau má có thể được sử dụng để ngăn chặn các tác dụng phụ độc hại của kháng isoniazid. Isoniazid được sử dụng để điều trị và ngăn ngừa bệnh lao.

Ứng dụng của rau má

Trong dân gian rau má được dùng rất phổ biến, có quanh năm, bà con hay nấu canh, ăn sống, lẩu, gỏi, làm nước ép uống giải khát, hoặc là phơi khô sắc làm nước uống.

 

canh-rau-ma-nau-tom
canh-rau-ma-nau-tom

Những ai không nên dùng rau má?

Vì rau vị mát, tính hàn lại nhuận tràng nên ăn quá nhiều rau có thể gặp phản ứng phụ như giảm khả năng thụ thai, tăng nguy cơ sẩy thai, tổn thương gan, gây buồn ngủ (nếu dùng cùng thuốc phẫu thuật)… Vì vậy một số người không nên dùng rau má. Cụ thể:

– Người bị huyết áp thấp;

– Người đang bị tiêu chảy;

– Người bệnh mắc các chứng bệnh thuộc thể hư hàn;

-Phụ nữ mang thai;

– Người có tiền sử bệnh gan, tiểu đường, ung thư, bệnh về da…;

– Người đang dùng thuốc an thần nếu dùng cùng rau má (cũng có tác dụng an thần) sẽ tăng cảm giác buồn ngủ;

– Người đang dùng thuốc chữa bệnh mà ăn rau má có thể gây hại gan, tổn thương gan.

Bên cạnh đó không nên lạm dụng rau này, hay ăn sống quá nhiều vì có thể bị lạnh bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, ngộ độc (do thuốc bảo vệ thực vật, nhiễm ký sinh trùng…). Rau má là thảo dược, nên khi dùng rau chữa bệnh cần có ý kiến bác sĩ về cách chế biến, liều lượng dùng nhé. Chúc bạn có được thông tin bổ ích cho mình về rau má.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây