Trong suốt 9 tháng thai kì, cơ thể mẹ bầu không chỉ thay đổi về vóc dáng mà làn da cũng sẽ có sự thay đổi rõ rệt. Cùng với sự gia tăng nhanh chóng của nội tiết tố ở thai phụ, sự thay đổi hormone trong thời kỳ mang thai. Làn da mẹ bầu sẽ có những biểu hiện không mong đợi. Mẹ bầu hãy lưu ý những thay đổi về làn da và có biện pháp để bảo vệ thích hợp.
Nám, sạm da:
Trong quá trình mang thai, phần lớn các thay đổi sắc tố trong thời kì có thai là tăng sắc tố gây nên những đám sạm trên da. Sự thay đổi trên da là thâm đường giữa bụng, cũng có thể thâm quầng vú, núm vú, sinh dục, nách, mặt trong đùi…những vị trí trước khi có thai đã tăng sắc tố sẽ trở nên thâm hơn. Nguyên nhân gâythâm da là do estrogen, progesterone tác động lên tế bào sắc tố làm sản xuất nhiều melanin hơn. Phụ nữ da trắng và tiếp xúc với ánh sáng nhiều thì bị nhiều hơn.
Khoảng 50% các trường hợp làn da mẹ bầu sẽ xuất hiện những đám thâm ở mặt gọi là rám má (nám má hay melasma). Các hắc tố melamin trong da tăng lên đáng kể khiến cho mẹ bầu xuất hiện các mảng da tối màu trên trán, má, cổ, nách, ngực. Các nốt ruồi và tàn nhang cũng trở nên đậm màu hơn. Làn da lúc này trở nên nhạy cảm và dễ bị ảnh hưởng hơn bao giờ hết từ tia cực tím. Nám da có thể giảm dần vài tháng sau sinh, nhưng đôi khi lại tồn tại vĩnh viễn.
Cách chăm sóc da:
Mẹ bầu nhớ bôi kem chống nắng, đội mũ khi đi ra ngoài hoặc dưới trời nắng. Để hạn chế tia cực tím và nguy cơ sạm da, nám da.
Thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng để có sức khỏe tốt, đồng thời giúp điều tiết cho da thêm khỏe mạnh hồng hào.
Mẹ bầu nên ăn nhiều rau xanh, trái cây và uống nhiều nước. Tăng cường các loại thực phẩm chứa nhiều canxi, vitamin A, C và E. Là những loại có dưỡng chất giúp làm đẹp da, trẻ hóa làn da, chống nám.
Rạn da:
Rạn da là hiện tượng phổ biến đối với các mẹ bầu. Nguyên nhân rạn da là do có sự chia cắt sợi collagen của da. Các vết rạn da thường phát triển vào nửa sau của thai kì với biểu hiện là những vết màu đỏ sáng hoặc đỏ tím. Những vết rạn phần lớn xuất hiện trên vùng bụng, cũng có thể thấy ở hông, đùi, ngực, cánh tay. Vết rạn thường không đau, nhưng có thể gây cảm giác ngứa và châm chích. Sau khi sinh, các vết rạn thường mờ đi thành màu bạc trắng, dần teo da và lõm xuống và tồn tại rất lâu.
Cách chăm sóc da:
Mẹ bầu có thể tập thể dục nhẹ nhàng để giữ cho làn da mẹ bầu săn chắc, khỏe mạnh. Sử dụng các loại kem có chứa vitamin E hoặc các sản phẩm từ thiên nhiên như dầu dừa. Có thể giúp ngăn ngừa các vết rạn da. Mẹ bầu chỉ cần giữ tâm lý thoải mái và nghỉ ngơi điều độ, những vết rạn này sẽ mờ dần sau khi sinh.
Làn da mẹ bầu-Da nhờn, nổi mụn
Quá trình tăng hormone, kích thích da tiết nhiều bã nhờn và dầu. Làm tắc nghẽn lỗ chân lông khiến da bị nhờn và có mụn. Rất nhiều mẹ bầu phải trải qua giai đoạn da bỗng trở nên bóng nhờn và rất dễ nổi mụn. Một số trường hợp bị mụn trứng cá nặng và kéo dài. Cần được đi khám và điều trị bởi bác sĩ da liễu. Tránh tự điều trị vì có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi
Cách chăm sóc da:
Mẹ bầu nên thường xuyên làm sạch da với sữa rửa mặt nhẹ nhàng phù hợp cho da, nhớ loại bỏ sạch lớp bụi bẩn trước khi đi ngủ. Mẹ tham khảo thêm bài viết: Làm thế nào để da vẫn đẹp trong khi mang bầu?
Làn da mẹ bầu-Các thay đổi về mạch máu
Các mao mạch khi mang thai sẽ càng trở nên mỏng manh. Phần lớn các mạch máu đều to hơn để cung cấp nhiều máu hơn. Mao mạch bị vỡ là nguyên nhân xuất hiện những đường gân máu nhỏ trên má. Khoảng 50% phụ nữ thấy giãn mạch hình mạng nhện ở mặt, cổ. Chúng sẽ từ từ biến mất đi sau một thời gian. Do các hormone trong cơ thể cân bằng sau khi sinh.
Hiện tượng mẹ bầu nổi gân xanh chính là do chứng giãn tĩnh mạch gây ra. Thường xảy ra vào 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kì. Khoảng 40% phụ nữ có thai co dãn tĩnh mạch do các thay đổi của mạch máu và áp lực đè nén của thai nhi lên tĩnh mạch chậu. Xuất hiện thường xuyên ở bắp chân, đùi, cổ, ngực.
Cách chăm sóc da:
Để khắc phục những đường gân trên da, mẹ bầu chú ý không tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh. Đi bộ, tập cử động các khớp cổ chân, co duỗi để tăng cường lưu thông máu. Kê cao chân khi nằm để các tĩnh mạch được nghỉ ngơi. Giải phóng bớt áp lực lên tĩnh mạch chân.
Làn da mẹ bầu-Da có hiện tượng sẩn ngứa
Da trở nên khô hơn kèm theo những cơn ngứa ngáy khó chịu là thay đổi khá phổ biến. Nếu ngứa nặng vào cuối thai kỳ kèm theo buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, mệt mỏi, vàng da. Mẹ bầu nên liên hệ với bác sĩ, đây có thể là dấu hiệu của tình trạng ứ mật. Liên quan đến chức năng của gan, thận.
Cách chăm sóc da:
Mẹ bầu cần uống đủ nước mỗi ngày để làn da có đủ độ ẩm từ bên trong. Dùng kem dưỡng ẩm giúp làm dịu da, mềm da.
Những biến đổi làn da mẹ bầu là lành tính, không cần điều trị và sẽ tự mất theo thời gian ở giai đoạn sau sinh. Mẹ bầu nên lựa chọn một cách chăm sóc da phù hợp. Nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các biện pháp chăm sóc da trong thời gian này.