Tại sao các nhà hàng lớn lại chỉ làm phần ăn nhỏ?

0
306

Có bao giờ bạn có dịp đến các nhà hàng lớn thưởng thức món ăn và tự hỏi rằng tại sao những phần ăn để bạn thưởng thức lại nhỏ như vậy? Hay ngồi ở nhà xem những bộ phim những diễn viên ngồi trong nhà hàng sang trọng lại được phục vụ khẩu phần ăn “tí hon” như thế? Hãy giải đáp thắc mắc đó trong bài viết sau đây nhé.

Ảnh: yan.vn

Không có nhiều lý giải chính thức từ các nhà hàng xoay quanh nguồn gốc của chuyện này, nhưng một số người hay đi ăn đã nghĩ đến các lý do như sau:

Độ quý hiếm và giá cả đầu vào của nguyên vật liệu

Khẩu phần ăn ít một phần là do nguyên vật liệu trong các nhà hàng lớn có giá khá cao. Những nhà hàng cao cấp để giữ sự uy tín và đẳng cấp thường lựa chọn những loại nguyên liệu món ăn quý hiếm và cao cấp để làm ra những món ăn “xa xỉ” cho thượng đế. Điển hình như món như trứng cá tầm nếu thưởng thức sẽ luôn có giá “trên trời” hay các loại thịt bò cùng vậy. Tuy nhiên đây cũng là một sự giải thích chưa mấy đem lại sự hài lòng khi có những phần ăn được làm từ những nguyên liệu vô cùng bình dân như rau củ nhưng phần ăn cũng chẳng “ khủng” hơn là mấy.

Ảnh: baohoahaudoanhnhan.vn

Đầu tư vào sự trải nghiệm của thực khách

Những nhà hàng cao cấp thường đầu tư vào đánh giá trải nghiệm của thực khách. Mong muốn những thường đế tìm đến với độ ngon, sự tin tưởng và phong cách độc đáo của nhà hàng hơn là đến vì để thõa mãn cơn đói.

Với những khẩu phần ăn nhỏ, họ sẽ được nếm thử nhiều loại đồ ăn khác nhau và có thể cảm nhận cũng như phân biệt được hương vị tươi ngon, tinh tế của từng món ăn mà những đầu bếp đại tài của nhà hàng đó mang lại cho thực khách.

Thiết kế và thẩm mỹ như tác phẩm nghệ thuật trên món ăn

Bạn có thể dễ nhận thấy trên phần thức ăn của những nhà hàng sang trọng thường chưa ra một khoảng trống trên đĩa để trang trí bằng các loại rau hoặc nước sốt. Mặt khác, nếu để ý kỹ thì bạn sẽ thấy rằng hầu như các loại bát đĩa trong nhà hàng hạng sang đều có màu trắng thuần và cực ít hoa văn. Đây cũng là vì thẩm mỹ.

Họ muốn mang đến cho thực khách không chỉ là một món ăn ngon mà mang đến một tác phẩm nghệ thuật đầy màu sắc, kích thích mọi giác quan để nhớ mãi mọi chi tiết tác phẩm của họ.

Thưởng thức được nhiều món hơn

Đa số các nhà hàng thường có 3 món gồm: khai vị, món chính và món tráng miệng. Đôi khi, khách hàng chỉ gọi món chính. Tuy nhiên trong ẩm thực cao cấp, bữa ăn có thể lên đến 12 món, bao gồm: Thức ăn cầm tay, món khai vị, súp, salad, cá, một món chính đầu tiên, các món chính thứ hai, pho mát, món tráng miệng và một thức uống hay bánh ngọt.

Chẳng ai có thể ăn nổi tất cả những món ăn đó với khẩu phần thông thường vì thế để thưởng thức được nhiều món hơn thì khẩu phần ăn phải ít đi để thực khách thử mỗi thứ một ít.

Ảnh: hocvienamthuc.com

Lượng ít làm tăng kỳ vọng:

Trong ăn uống cao cấp, khẩu phần nhỏ khiến thực khách hào hứng nếm và thưởng thức sự phong phú của bữa ăn. Nhìn thấy một đĩa thức ăn với khẩu phần nhỏ khiến mọi người tò mò rằng nó có gì đặc biệt và sau khi ăn sẽ kỳ vọng hơn về món tiếp theo. Sự mong đợi chính là điều thú vị và khiến trải nghiệm thưởng thức bữa ăn trở nên đáng nhớ hơn.

Đối với hội mê ăn thì điều này hết sức khó hiểu, tuy nhiên đây là phong cách chung của các nhà hàng hạng sang, cũng như việc bạn phải mặc váy áo và đồ tây trang khi đi ăn ở nơi như thế vậy. Không có nhiều lý giải chính thức từ các nhà hàng xoay quanh nguồn gốc của chuyện này, nhưng một số người hay đi ăn đã nghĩ đến các lý do như sau:

Giá cả và độ hiếm của nguyên, vật liệu

Phần ăn ít là do nguyên vật liệu trong các nhà hàng lớn có giá rất cao. Để giữ hình tượng, hầu như các nhà hàng hạng sang chỉ luôn lấy nguyên liệu từ những nguồn “xa xỉ” nhất. Các món như trứng cá tầm, nấm truffles sẽ luôn có giá “trên trời”, và thịt bò thì sẽ là những miếng thịt có vân cẩm thạch hạng prime.

Tuy nhiên đối với phần đông thì đây là một giải thích “nửa vời” bởi vì dù những nguyên vật liệu nêu trên đắt đỏ thật, nhưng không phải món ăn nào cũng dùng những nguyên liệu ấy. Có những món “bình dân” làm từ rau củ quả như rattatouille hay súp bí đỏ, những nguyên liệu chính trong ấy có đắt đến đâu thì cũng không thể đắt đến mức cho ra phần ăn bé tí như vậy được.

Nhỏ là “sang” và “duyên”

Không ai đến nhà hàng hạng sang để ăn no cả, đấy là một điều hiểu ngầm giữa những người thích fine dining. Không ai đến nhà hàng hạng sang mỗi ngày chỉ để ăn bữa trưa hay bữa tối (trừ khi bạn siêu, siêu giàu có nhưng đấy lại là chuyện khác).

Người ta chỉ ăn ở các nhà hàng này khi nào có dịp đặc biệt như tiệc tối lãng mạn, kỷ niệm, họp mặt công việc… Và trong mắt nhiều người thì việc thức ăn chất đống thật ra thiếu sự sang trọng và duyên dáng cho những dịp thế này, và cũng loại trừ luôn khả năng ăn không hết, để lại những phần thức ăn “sứt sẹo” trên mặt bàn.

Có thể thấy, hầu như không bao giờ có thức ăn thừa trên những chiếc đĩa trong nhà hàng hạng sang (vì phần ăn quá ít) và điều đó, theo như nhiều người, sẽ khiến khung cảnh trông gọn gàng và sạch sẽ hơn.

Ảnh: vnexpress.net

Phong cách

Nhiều người nói việc này thực ra không có nhiều ý nghĩa thực tế, mà phần lớn là vì để các nhà hàng hạng sang trở nên khác biệt so với những nhà hàng thông thường khác, là một cách để xây dựng cá tính cũng như thương hiệu. Có thể nói, cách này cho đến bây giờ rất hiệu quả bởi vì khi nhìn những món ăn ít ỏi trên đĩa to, chúng ta đều sẽ nghĩ rằng đây thuộc về nhà hàng hạng sang, trong khi nhìn những chiếc đĩa đầy đặn hơn thì sẽ biết rằng đó là các chuỗi thức ăn nhanh hoặc nhà hàng bình dân.

Của “hiếm” là của “quý”

Tâm lý con người hay bị hấp dẫn bởi những thức hiếm. Bình thường, nếu đó là món có thể thấy nhan nhản ở bất kì đâu thì ta sẽ không xem trọng nó, song nếu món đấy hiếm thì tự dưng lại trở nên quý giá vô cùng. Các nhà hàng hạng sang cũng dựa vào tâm lý này để khiến món ăn của họ trông hấp dẫn hơn.

Không gây chán

Cảm giác ngán là kẻ thù của nhiều đầu bếp trên thế giới. Có một sự thật là dù món ăn ngon đến đâu, thì khi bạn ăn quá nhiều, đến lúc vượt một ngưỡng nào đó thì nó sẽ trở nên quen thuộc và thậm chí là ngán.

Mặt khác, các nhà hàng hạng sang là nơi chuyên tiếp đón những nhà phê bình ẩm thực, những nhà phê bình này chỉ đưa ra đánh giá vào cuối mỗi buổi ăn, và nếu họ ăn đến ngán thì đây sẽ là bất lợi lớn.

Vậy nên trước khi vị giác của chúng ta trở nên quen thuộc và thấy món ăn cũng “thường thường” thì chúng đã hết sạch rồi. Đây cũng là một “chiến thuật” của các nhà hàng, khiến món ăn của họ luôn để lại ấn tượng “thèm thuồng” do ăn chưa đủ.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây