Có rất nhiều loại gia vị mà bạn có thể vừa trồng được trong nhà trang trí nhà. Không chỉ bổ sung hương vị thơm ngon cho các món ăn còn có tác dụng chữa bệnh dối với con người. Hãy cùng amthucvietnam365 khám phá công dụng tuyệt vời của những loại gia vị ấy nhé.
Cây sả
Sả là loại gia vị thông dụng có mặt trong nhiều món ăn của người dân Việt Nam, được rất nhiều người trồng trong chậu để ở nhà có tác dụng chống muỗi. Cây Sả có mùi thơm, kích thích tiêu hóa. Lá sả trừ được ruồi muỗi, rắn rết, đun nước gội đầu, vừa thơm vừa mượt tóc… Nhưng ít ai biết về tác dụng phòng và chữa bệnh của cây sả, đặc biệt trong mùa lạnh.
Trong Đông y, sả vị cay tính ấm, có tác dụng tốt cho tiêu hóa. Được dùng nhiều cho các trường hợp ăn kém, chậm tiêu, viêm khí phế quản, viêm họng, ho có đờm, cảm sốt, đầy bụng, tiêu chảy…
Ảnh: dienmayxanh.com
Cây tỏi
Tỏi là loài thực vật thuộc họ Hành, sinh trưởng tốt trong môi trường nóng ẩm, đây là cây rất hợp với thời tiết nước ta. Tỏi có rất nhiều công dụng mà nhiều người biết: là gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn hàng ngày. Bên cạnh đó tỏi còn có tính ấm, có tác dụng chống ung thư, bệnh tim mạch, tăng cường hệ đường huyết, miễn dịch. Bên cạnh đó, tỏi còn có công dụng xua đuổi côn trùng.
Tía tô
Tía tô là loại rau gia vị có tính ấm, vị cay, đi vào 3 kinh phế, tâm, tỳ, không độc Ngoài việc giúp thức ăn có thêm mùi vị hấp dẫn, những công dụng chữa bệnh của tía tô cũng không hề nhỏ.Tía tô có tác dụng trị cảm, hạt làm trà uống và thuốc hạ khí, cành có thể làm thuốc an thai. Đặc biệt, Tía tô là vị thuốc xếp vào loại làm cho tiết mồ hôi, thuộc các trường hợp bệnh do cảm lạnh, cần chữa bằng cách cho ra mồ hôi, khỏi sốt.
Ảnh: josl.net
Lá lốt
Lá lốt là loại gia vị dễ trồng, ra lá quanh năm có tác dụng , ấm dạ dày, chữa nôn mửa do bị khí lạnh bụng đầy đau, chữa nhức đầu, đau răng, mũi luôn luôn chảy nước, đại tiện lỏng ra nước, ra máu. Ngoài việc dùng lá để nêm vào các món om, nấu và quấn chả, những món ăn rất được ưa chuộng rong bữa cơm gia đình, lá lốt còn có công dụng chữa bệnh.
Ngải cứu
Ngải cứu còn được gọi là ngải diệp tên khoa học là Artemisia vulgaris, là loại cây thuộc họ cúc có mùi thơm nồng, vị hơi đắng hoặc là rất đắng. Đây là một loại thực phẩm quen thuộc dùng để chế biến các món ăn đồng thời là vị thuốc có nhiều tác dụng trong việc điều trị bệnh như: điều kinh, an thai, Đau thần kinh tọa, cầm máu,… bên trong ngải cứu có chứa nhiều vitamin c và các thành phần kháng khuẩn cao chính vì vậy mà nó có khả năng trị được mụn và ngứa rất tốt.
Ảnh: namlimxanh.vn
Cây gừng
Gừng là cây được trồng hầu như mọi nơi ở nước ta có tác dụng chống buồn nôn, đặc biệt rất hữu hiệu cho các bà bầu trong giai đoạn ốm nghén . Ngoài làm gia vị trong chế biến thực phẩm, nó còn là vị thuốc đa công dụng trong Đông y. Gừng còn hỗ trợ hoạt động của đường tiêu hóa, thúc đẩy dịch tiêu hóa và trung hòa axit cũng như làm giảm co thắt ruột. Lưu ý: Người bị bệnh về gan, dạ dày, trĩ… không nên dùng gừng. Tất cả bộ phận của cây gừng đều được dùng làm thuốc, củ gừng được sử dụng dưới dạng tươi và khô.
Rau mùi
Rau mùi còn được gọi là ngò ta, hương tuy, vị cay, tính ấm, không độc. Cây thuốc này giúp tiêu thức ăn, trị phong tà, thông đại tiểu tiện, trị các chứng đậu, sởi khó mọc, phá mụn độc.
Người bị kiết lị, dùng một vốc hạt mùi sao vàng, tán nhỏ. Khi dùng, lấy ra 7 đến 8g pha với nước, ngày uống 2 lần. Nếu lị ra máu thì uống với nước đường, lị đàm thì uống với nước gừng.
Người bị loét niêm mạc lưỡi, dùng rau mùi kết hợp với rau húng chanh. Tất cả ngâm với nước muối pha loãng rồi nhai kỹ, nuốt lấy nước từ từ.
Rau răm
Rau răm là loại cây có vị cay, tính ấm không độc, dùng làm món rau ăn kèm trong bữa ăn. Ngoài ra rau răm còn trị đau bụng lạnh, chữa rắn cắn, chàm ghẻ, mụn trĩ, kích thích tiêu hoá, kém ăn, trị say nắng. Dùng tươi, không qua chế biến.
Ảnh: rauxanh.net
Rau diếp cá
Từ lâu rau diếp cá đã được y học cổ truyền dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, phát ban, tắc sữa… có thể dùng để hạ sốt cho trường hợp trẻ sốt mà không muốn dùng thuốc Tây, hoặc phụ nữ có thai không dùng được Tân dược. Gần đây y học hiện đại cũng phát hiện ra nhiều tác dụng quý của loại rau – cây thuốc này như: kháng khuẩn, tiêu diệt ký sinh trùng, trị tiêu chảy
Rau này còn có thể dùng để trị táo bón do đại tràng bị nhiệt, hay dùng chữa mụn nhọt, lở ngứa.
Những loại gia vị của Việt Nam vừa có thể làm gia vị ngon và quen thuộc cho các món ăn, đồng thời là vị thuốc phòng chữa được nhiều bệnh khác nhau. Nếu bạn tận dụng chúng đúng cách, kết hợp với nhau hợp lý sẽ tạo nên những món ăn vừa ngon lại bổ dưỡng. Hãy “thủ” ngay cho gia đình một vài cây thuốc để có thể sử dụng khi cần thiết nhé.