Tổng hợp 12 thực phẩm giàu sắt nên bổ sung vào thực đơn

0
316
thuc-pham-bo-sung-sat 1
Ảnh: internet

Sắt là một khoáng chất thiết yếu đối với các cơ quan trong cơ thể con người. Chất Sắt đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cấu trúc của các phân tử hemoglobin. Bổ sung sắt cũng giúp cơ bắp dự trữ và sử dụng ôxy. Nếu bạn thiếu chất sắt có thể gây ra triệu chứng mệt mỏi, chóng mặt, làm việc kém năng lượng,… Chúng làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Hôm nay, amthucvietnam365 sẽ chia sẻ với bạn 12 loại thực phẩm bổ sung sắt dễ dàng kết hợp vào thực đơn hằng ngày nhé!

Điều gì sẽ xảy ra khi cơ thể bạn bị thiếu sắt

Thiếu chất sắt có thể gây mệt mỏi và làm giảm khả năng làm việc thể chất ở người lớn. Hoặc có thể gây ảnh hưởng đến trí nhớ. Và ảnh hưởng đến các chức năng tâm thần khác ở tuổi thiếu niên.

Những biểu hiện như mất ngủ, mệt mỏi, kém chú ý, kém tập trung, dễ bị kích thích thường hay thấy ở những người thiếu máu. Kết quả học tập của các em học sinh bị thiếu máu  nặng sẽ kém hơn hẳn. So với các trẻ được bổ sung đầy đủ máu. Bạn có thể khắc phục được tình trạng này sau khi bổ sung thêm viên sắt.

Khi tình trạng thiếu máu nặng và kéo dài. Hiện tượng thiếu ôxy trong máu có thể làm tổn thương tim, não và các cơ quan khác của cơ thể con người. Thiếu máu ảnh hưởng tới những hoạt động cần tiêu hao năng lượng nhiều. Các nghiên cứu thấy rằng, năng suất lao động của những người thiếu máu thấp hơn hẳn người bình thường. Thậm chí cả khi bị thiếu sắt mà chưa bộc lộ biểu hiện thiếu máu. Thiếu máu ở mức độ rất nặng có thể sẽ gây ra tử vong. Thiếu máu hay thiếu sắt là loại thiếu máu phổ biến nhất hiện nay. Thế nhưng, nó cũng là loại dễ điều trị nhất nếu được phát hiện sớm các nguyên nhân.

12 thực phẩm giàu sắt nên lưu ý để bổ sung vào thực đơn

1. Những loại động vật hải sản có vỏ như trai, sò, ốc…

Không chỉ để chế biến các món ngon mà những loài này còn bổ dưỡng và đặc biệt là chứa nhiều sắt. Theo nghiên cưu, 1 con nghêu có trọng lượng khoảng 100 gam. Sẽ chứa khoảng 3 miligam sắt. Chúng chiếm tới 17% nhu cầu về sắt của cơ thể con người trong một ngày.

Mặt khác, những loại hải sản có vỏ còn có khả năng làm tăng mức cholesterol HDL. Đây là một trong các loại cholesterol tốt trong máu. Hỡ trợ có lợi cho hệ tim mạch của bạn.

thuc-pham-bo-sung-sat 2
Ảnh: Thuốc dân tộc

2. Rau bina – cảu bó xôi – thực phẩm bổ sung sắt

Rau bina (cái bó xôi) cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa được gọi là carotenoids. Nó có thể làm giảm thiểu nguy cơ ung thư, chống viêm và bảo vệ cho thị giác. Cùng với đó, rau bina còn chứa nhiều vitamin C – một yếu tố giúp cải thiện tình trạng kém hấp thụ sắt.

thuc-pham-bo-sung-sat 3
Ảnh: Cooky

3. Gan và các loại nội tạng động vật khác

Nội tạng của các động vật bao gồm gan, thận, não và tim chứa nhiều sắt.

So với gan bò, gan heo thường được sử dụng nhiều hơn vì nó có hàm lượng sắt và vitamin C cao hơn. Nhưng mà bạn chỉ nên ăn 2 loại gan này ở mức độ vừa phải. Vì nó có khá nhiều cholesterol.

Lưu ý: Đối với phụ nữ mang thai không nên ăn quá nhiều gan. Bởi vì hàm lượng vitamin A cao có trong thực phẩm này có thể gây ra dị tật bẩm sinh cho bé.

thuc-pham-bo-sung-sat 4
Ảnh: Kienthuc

4. Các loại đậu – thực phẩm bổ sung sắt

Đậu Hà Lan, đậu lăng, đậu nành, đậu phộng… là những nguồn bổ sung sắt thiết yếu lý tưởng. Mặt khác, những loại đậu này còn cung cấp khoáng chất dồi dào như: folate, magiê và kali. Giúp làm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim. Hỗ trợ chế độ giảm cân và giảm chứng viêm ở những người đang mắc bệnh tiểu đường.

thuc-pham-bo-sung-sat 5
Ảnh: Vinmec

5. Các loại thịt đỏ

Bao gồm thịt lợn, thịt bò, thịt cừu, thịt dê, thịt nai…. Nó cũng rất giàu protein, kẽm và một số vitamin B khác.

thuc-pham-bo-sung-sat 6
Ảnh: Vinmec

6. Hạt bí ngô (bí đỏ)

Đây là nguồn cung cấp vitamin K, kẽm, mangan và magie rất tốt. Chúng giúp cân bằng lượng đường trong máu.

thuc-pham-bo-sung-sat 7
Ảnh: Báo Lao động

7. Hạt diêm mạch

Diêm mạch không có chứa gluten nên rất thích hợp cho những người mắc chứng rối loạn khi dung nạp chất này. Đặc biệt, nó chứa hàm lượng protein, folate, magie… cao hơn nhiều so với các loại ngũ cốc khác.

thuc-pham-bo-sung-sat 8
Ảnh: Timviecdaubep.com

8. Thịt gà tây

Theo nghiên cứu, cứ 100 gam gà tây có thể cung cấp 1,4 miligam sắt. Chiếm khoảng 8% nhu cầu cơ thể. Ngoài ra, gà tây còn chứa đến 28 gam protein. Chiếm khoảng 32% nhu cầu về kẽm, và 57% nhu cầu selen của cơ thể.

thuc-pham-bo-sung-sat 9
Ảnh: Ngon AZ

9. Bông cải xanh

Ngoài cung cấp sắt, cải xanh còn chứa hàm lượng cao vitamin C. Nhằm hỗ trợ cơ thể hấp thu sắt một cách tối đa. Mặt khác, bông cải cũng chứa nhiều folate, chất xơ và vitamin K.

thuc-pham-bo-sung-sat 10
Ảnh: Báo Tiền Phong

10. Đậu phụ – thực phẩm bổ sung sắt

Loại thực phẩm này chứa các hợp chất gọi là isoflavone. Hỗ trợ cải thiện khả năng hoạt động của insulin. Giảm thiểu nguy cơ mắc tiểu đường hay bệnh tim mạch. Giảm nguy cơ các triệu chứng trong giai đoạn tiền mãn kinh đối với phụ nữ.

thuc-pham-bo-sung-sat 5
Ảnh: PLO.vn

11. Sô cô la đen

Đây là một trong những thực phẩm cung cấp nhiều sắt cao nhất. Nó cũng có khả năng làm giảm lượng cholesterol xấu trong máu. Hỗ trợ giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

thuc-pham-bo-sung-sat 12
Ảnh: Belvie Chocolate

12. Cá

Thực phẩm cá là những món ăn không thể thiếu đối với mỗi gia đình. Các loại cá, đặc biệt là cá ngừ, chúng chứa rất nhiều chất sắt. Ngoài ra, cá cũng chứa rất nhiều omega 3, hỗ trợ thị giác. Mặt khác, đây là một loại acid béo có lợi cho hệ tim mạch, hệ thần kinh cũng như hệ miễn dịch của cơ thể.

thuc-pham-bo-sung-sat 13
Ảnh: Thực phẩm chức năng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây