Những vấn đề được phụ nữ quan tâm nhất trước khi mang thai

0
512

Để có chu kỳ thai khỏe mạnh, mẹ phải lên kế hoạch thực hiện chu đáo, đầy đủ kiến thức về các vấn đề về sức khỏe trước khi mang thai. Để chủ động phòng tránh những tác nhân có thể tác động xấu đến thai nhi trong khi mang thai.

Khi nào dễ thụ thai nhất?

Độ tuổi 25 – 30 là thời điểm lý tưởng để làm mẹ. Bên cạnh việc canh ngày chu kỳ kinh nguyệt để thụ thai. Chị em có thể quan sát dịch nhầy âm đạo. Cổ tử cung sản sinh ra dịch nhầy để bảo vệ phụ nữ khỏi tinh trùng và các loại sinh vật khác. Trước khi “đến tháng” vài ngày, dịch nhầy sẽ thay đổi cho phép tinh trùng “ghé thăm”. Chị em nên kiểm tra dịch nhầy trước khi tắm vì nó sẽ ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng dịch nhầy.

Khám sức khỏe tổng quát:

Ảnh: bau.vn

Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Xem xét tiền sử, bệnh sử của bản thân và gia đình. Trong trường hợp không may mắc phải các bệnh như: huyết áp cao, đái tháo đường, trầm cảm,… Hãy nhanh chóng trao đổi với bác sĩ để tìm ra các biện pháp can thiệp tốt nhất. Đồng thời kiểm tra các loại thuốc bạn đang sử dụng có an toàn trong thai kỳ hay không.

Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn những bước quan trọng cần thực hiện để chuẩn bị trước khi mang thai như: cân nặng, tiêm ngừa. Thay đổi những thói quen không tốt cho sức khỏe. Bổ sung dinh dưỡng từ các loại: Vitamin, đa khoáng chất. Vì chế độ ăn uống mỗi ngày có thể không cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể .

Tránh nhiễm trùng:

Rửa tay thường xuyên khi nấu ăn. Mang bao tay trong khi làm vườn hoặc đổ rác để tránh nhiễm trùng như toxoplasmosis.

Đảm bảo thức ăn được bảo quản trong tủ lạnh với nhiệt độ từ 2 đến 4ºC . Nhiệt độ tủ đông -18ºC .

Không tiêu thụ thực phẩm như cá sống, phô mai, các sản phẩm bơ sữa và thịt nguội không được khử trùng. Chúng có thể mang vi khuẩn có hại có thể gây bệnh listeriosis. Làm tăng nguy cơ tử vong và sẩy thai.

Nước ép chưa khử trùng có chứa vi khuẩn như E.coli hoặc salmonella, nên tránh.

Tiêm phòng bệnh đầy đủ

Ảnh: mejimom.vn

Một số các bệnh lý trong lúc mang thai có thể có hậu quả nghiêm trọng và ảnh hưởng tới sức khoẻ của con bạn. Hãy hỏi bác sĩ của bạn về các mũi tiêm vắc xin cần thiết trước khi mang thai và trong quá trình mang thai.

Bác sĩ có thể tiêm phòng cho bạn trong lúc mang thai để ngăn chặn các bệnh như ho gà để con bạn cũng có thể được bảo vệ.

Chích ngừa cúm, thủy đậu, rubella,uốn ván… trước khi mang thai. Để ngăn ngừa các bệnh như: viêm phế quản, viêm phổi, nhiễm trùng da, uốn ván rốn… Nặng hơn có thể gây dị tật cho thai nhi

Sức khoẻ tinh thần của mẹ:

Ảnh: nhatnhat.com

Mẹ nên ở trong trạng thái tâm trí tốt khi muốn thụ thai. Tâm trạng hạnh phúc ảnh hưởng tốt đến khả năng thụ thai của mẹ. Nếu mẹ liên tục có những suy nghĩ tiêu cực, hãy nói chuyện với bạn bè, người thân. Yoga và thiền cũng có thể giúp mẹ khắc phục chứng căng thẳng, lo lắng hay stress.

Cải thiện khẩu phần dinh dưỡng :

Ảnh: avisure.vn

Mẹ nên dùng thực phẩm bổ dưỡng để giữ cơ thể mẹ có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho một thai kỳ khỏe mạnh. Chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng cho bản thân và ông xã sẽ cải thiện cơ hội thụ thai của mẹ.

Để biết thêm thông tin về chế độ ăn uống dễ mang thai. Chị em tham khảo thêm tại: Các mẹ cần chế độ dinh dưỡng ra sao để dễ mang thai nhất?

Khám răng:

Mẹ nên khám nha sĩ mỗi sáu tháng hoặc tùy theo lịch hẹn khi cần. Sức khoẻ răng miệng trước khi mang thai cũng là yếu tố cần thiết. Thay đổi nội tiết trong thai kỳ sẽ làm cho mẹ dễ bị các rối loạn liên quan nha khoa. Nồng độ progesterone và estrogen cao ảnh hưởng đến lợi và làm cho chúng dể bị viêm.

Chế độ tập thể dục:

Thói quen tập thể dục sẽ giúp mẹ khỏe mạnh, bớt căng thẳng. Chuẩn bị cho cơ thể mang thai, và làm cho việc mang thai dễ dàng hơn. Nếu mẹ không có thời gian cho bất kỳ chế độ tập yoga, aerobics, hoặc bơi. Mẹ có thể  đi bộ ít nhất 30 phút mỗi ngày, đi cầu thang thay vì thang máy,… Sẽ giúp mẹ có điều kiện vận động.

Duy trì trọng lượng lý tưởng:

Ảnh: suckhoe123.vn

Trọng lượng lý tưởng được xác định bởi chỉ số BMI. Phụ nữ có chỉ số BMI cao có nhiều nguy cơ bị biến chứng trong thời kỳ mang thai hoặc chuyển dạ. Những người có BMI thấp có thể sẽ sinh con nhẹ cân.

Tập luyện thể dục, ăn uống có kiểm soát và cách tập luyện phù hợp sức khỏe. Có thể giúp mẹ đạt được trọng lượng lý tưởng.

Để có thể duy trì trọng lượng lý tưởng khi mang thai mẹ tham khảo thêm: Mẹ bầu cần ăn uống thế nào để mẹ đẹp con khỏe?

Những điều nên tránh trước khi mang thai

Nên tránh thuốc lá, bia rượu và các chất có hại: Sảy thai, thai phát triển chậm hay chảy máu nhau thai là một trong những biến chứng do thuốc lá gây ra.

Cả vợ lẫn chồng đều phải tránh các nguồn nhiệt. Theo nguyên cứu đầu bếp nam thường có lượng tinh trùng ít hơn trung bình của nam giới do tiếp xúc với nguồn nhiệt thường xuyên. Không nên mặc quần bó, ôm sát. Vì sự va chạm, cọ xát với quần sẽ sinh ra nhiệt ảnh hưởng đến tinh trùng.

Sau khi tử cung phụ nữ chịu tổn thương cần ít nhất 2 năm để phục hồi. Không mang thai ngay sau khi sinh non hoặc bị thai lưu, sẩy thai.

Khi mang thai phải thận trọng trong quá trình sử dụng thuốc. Tham khảo ý kiến bác sĩ sản khoa trước khi thuốc, dù là thuốc bổ hay vitamin.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây