Bí quyết trị bệnh trầm cảm sau sinh cho các mẹ bầu

0
219
bi-quyet-tri-benh-tram-cam-sau-sinh-cho-cac-me-bau-4
Ảnh: ttxh.cpcs.vn

Trầm cảm sau sinh có tỷ lệ thường gặp ở 8-15%. Gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý, sức khỏe của phụ nữ. Việc nhận biết, phòng tránh, điều trị cho những phụ nữ bị trầm cảm là điều rất cần thiết. Vì hậu quả của trầm cảm không chỉ ảnh hưởng đến người mẹ mà còn ảnh hưởng đến tương lai của đứa trẻ.

Trạng thái trầm cảm sau sinh

Đây là một quá trình trải qua các mức độ khác nhau. Từ mức độ nhẹ đến nặng tùy thuộc vào nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến sản phụ. Nhẹ nhất là trạng thái khóc lóc và ủ rũ. Tiếp đến là trầm cảm và cuối cùng là rối loạn tâm thần sau sinh.

Trạng thái khóc lóc và ủ rũ

bi-quyet-tri-benh-tram-cam-sau-sinh-cho-cac-me-bau-1
Ảnh: doctors24h.vn

Khỏang 30 – 80% phụ nữ sau sinh mắc hội chứng baby blues. Người phụ nữ thường có triệu chứng như: lo lắng, khóc, mất ngủ, mệt mỏi, ủ rũ và buồn bã. Các triệu chứng này thường diễn ra trong thời gian ngắn từ 3 – 10 ngày sau khi sinh và kết thúc trong vòng hai tuần. Khi những triệu chứng trên kéo dài hơn 2 tuần thì có thể đã chuyển sang hội chứng trầm cảm sau sinh.

Hội chứng baby blues không phải là bệnh và sản phụ chỉ cần nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Phụ nữ mắc hội chứng này cần nhận được sự hỗ trợ của gia đình và bạn bè. Nếu có điều kiện thì hãy kết nối với những bà mẹ khác. Tránh các loại thuốc gây nghiện, các chất kích thích vì những tác nhân này sẽ làm cho tâm trạng tồi tệ hơn.

Hội chứng trầm cảm sau sinh

Hội chứng trầm cảm sau sinh chiếm khoảng 10% ở phụ nữ sau sinh. Triệu chứng thường gặp khi bị trầm cảm: khóc, thiếu tập trung, khó khăn trong việc đưa ra các quyết định, cảm giác thiếu tự tin, buồn chán và có ý nghĩ tự tử. Các triệu chứng khác: nhạy cảm với không khí lạnh, suy nghĩ chậm chạp, mệt mỏi, da khô, táo bón…

Phụ nữ bị trầm cảm thường được điều trị bằng liệu pháp tâm lý, thuốc chống trầm cảm. Có thể điều trị riêng lẻ hoặc kết hợp tùy vào sự diễn biến tâm lý của người phụ nữ. Hội chứng trầm cảm sau sinh thường hết trong vòng 6 tháng nếu kiên trì điều trị hợp lý. Nếu không điều trị, bệnh sẽ kéo dài và trở thành hội chứng rối loạn tâm thần sau sinh.

Hội chứng rối loạn tâm thần sau sinh

bi-quyet-tri-benh-tram-cam-sau-sinh-cho-cac-me-bau-2
Ảnh: poh.vn

Rối loạn tâm thần sau sinh thường gặp 1-2 trường hợp trên 1.000 phụ nữ. Hội chứng này sẽ bắt đầu trong vòng 2 tuần đầu tiên sau khi sinh và chiếm tỷ lệ cao nhất ở 1-3 tháng tiếp theo. Rối loạn tâm thần sau sinh có các dấu hiệu như kích động, lú lẫn và có vấn đề về trí nhớ, hay cáu kỉnh, mất ngủ và lo lắng. Các triệu chứng muộn hơn: hoang tưởng, ảo giác, có những hành vi bất thường và xa lánh mọi người. Thậm chí không quan tâm hoặc gây tổn thương cho chính bản thân và đứa trẻ.

Những biện pháp chữa trầm cảm sau sinh:

bi-quyet-tri-benh-tram-cam-sau-sinh-cho-cac-me-bau-3
Ảnh: websosanh.vn

Điều trị bằng thuốc

Trầm cảm sau sinh cần đi thăm khám càng sớm càng tốt hoặc có thể mời bác sĩ đến điều trị tại nhà. Người phụ nữ cần thông báo đầy đủ và chính xác những triệu chứng của bệnh. Bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm tuỳ vào tình trạng bệnh.

Phụ nữ khi sử dụng thuốc chống trầm cảm có thể xuất hiện tác dụng phụ là buồn ngủ. Nếu dùng thuốc đúng chỉ định mà không hiệu quả thì cần thông báo với bác sĩ để đổi thuốc.

Tư vấn tâm lý

Đây cũng là cách vượt qua trầm cảm sau sinh hiệu quả. Bởi nếu nhẹ thì chỉ cần tư vấn tâm lý thông thường là có thể vượt qua được. Trường hợp nặng mới kết hợp giữa điều trị bằng thuốc và tư vấn tâm lý.

Hiểu rõ vai trò của bản thân

bi-quyet-tri-benh-tram-cam-sau-sinh-cho-cac-me-bau-4
Ảnh: ttxh.cpcs.vn

Phụ nữ bị trầm cảm hãy luôn tin tưởng bản thân sẽ tốt hơn. Kiên trì áp dụng các cách khắc phục trầm cảm sau sinh trong thời gian dài để mang lại kết quả tích cực .

Học cách thư giãn

Phụ nữ bị trầm cảm nên tránh thức khuya, ăn uống khoa học, để duy trì sức khỏe tốt nhất. Hãy nghỉ ngơi, thư giãn, giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái. Đừng cố ép bản thân làm những điều không thích hoặc gây khó chịu. Như vậy sẽ giúp giảm tình trạng bệnh.

Tranh thủ ngủ khi con ngủ

Phụ nữ sau sinh nên tranh thủ đi ngủ khi con đã ngủ. Như vậy sẽ giúp phụ nữ sau sinh tránh nguy cơ bị trầm cảm.

Vai trò của người thân trong gia đình

Sự động viên của bạn bè, người thân và nhất là người chồng sẽ tác động rất lớn đến tình trạng bệnh. Hãy thể hiện sự quan tâm, chia sẻ, gần gũi với phụ nữ việc điều trị bệnh hiệu quả nhất.

Hãy linh động làm mọi thứ dựa theo điều kiện của mình. Người phụ nữ sẽ không cảm thấy quá áp lực và mệt mỏi khi có con cũng như phòng ngừa hội chứng này.

Trầm cảm sau sinh có thể điều trị bằng thuốc. Hoặc qua sự giúp đỡ, hướng dẫn, tư vấn về tâm lý từ bác sĩ và những người thân. Để khỏi hoàn toàn, việc điều trị bằng thuốc hoặc liệu pháp choáng điện và liệu pháp tâm lý là cần thiết. Có thể tham khảo thêm: Những dấu hiệu trầm cảm sau sinh và cách điều trị

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây