Chú ý trong cách chế biến thực phẩm để tránh gây độc hại cho sức khoẻ

0
623
che-bien-thuc-pham-dung-4
ảnh: vnhaisantuoingon.com

Phần lớn những thực phẩm mua về thường phải qua quá trình chế biến kĩ càng mới có thể ăn được. Trong quá trình chế biến ở nhiệt độ nóng, các chất dinh dưỡng sẽ có sự biến đổi lý hóa một cách rất đa dạng. Với nhứng cách chế biến món ăn là điều khá quan trọng. Để có được những bữa cơm ngon miệng và đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả gia đình. Bạn cần lưu ý những cách chế biến thực phẩm đúng cách sau đây.

che-bien-thuc-pham-dung-1
ảnh: lucas.edu.vn

Thực phẩm chế biến nhiệt độ cao biến thành chất độc

Với chất đạm (protit):

Khi đun nóng thực phẩm ở nhiệt độ 700C thì protit sẽ đóng vón lại rồi bị thoái hóa. Khi có axit, quá trình này có thể xảy ra ở nhiệt độ thấp hơn. Quá trình đóng vón vừa phải làm cho protit dễ tiêu hủy. Quá trình này thường xảy ra khi nướng, hấp thức ăn trong lò nhiệt độ cao. Và rán các loại thực phẩm trong dầu mỡ quá lâu.

Do vậy, với các thực phẩm cung cấp chất đạm như thịt, cá, trứng đều phải sử dụng nhiệt độ nên là 100 độ C để diệt khuẩn.

Với chất béo (lipit):

Ở nhiệt độ không quá 102 độ C thì lipit không có sự biến đổi đáng kể ngoài việc hóa lỏng. Và khi đun lâu ở nhiệt độ cao thì các axit béo không no sẽ bị oxy hóa làm mất đi các tác dụng có ích.

Khi nướng thức ăn trên bếp lửa, mỡ sẽ tạo mùi thơm. Nhưng thực chất việc đó không tốt cho cơ thể. Và đó chính là một trong các nguyên nhân gây ung thư. Do vậy, không nên tái sử dụng các loại dầu mỡ đã qua rán ở nhiệt độ cao nhiều lần. Đó là cách chế biến thực phẩm đúng cách mà bạn cần nhớ.

Với chất bột (gluxit):

Gồm các loại đường đơn, đường kép và tinh bột hay celluloza. Ở nhiệt độ đun sôi, các loại đường đơn giản không có biến đổi gì đáng kể. Quá trình chế biến nóng làm cho tinh bột dễ tiêu hủy hơn. Bên cạnh đó là celluloza không bị nứt ra và trở nên mềm hơn. Nhưng khi chế biến ở nhiệt độ cao thì các thành phần của tinh bột cũng sẽ bị biến đổi. Trở nên khó tiêu hóa hoặc độc hại với cơ thể.

Các loại chất khoáng trong quá trình nấu có các sự biển đổi về số lượng. Và do chúng hòa tan được vào nước. Do vậy, nên sử dụng thức ăn cả phần cái và cả phần nước.

che-bien-thuc-pham-dung-2
ảnh: napco.com.vn

Vitamin:

Các loại vitamin chịu nhiều thay đổi nhất vì đó là những thành phần tương đối ít sựbền vững.

Các vitamin tan trong chất béo như A, D, E, K khá bền vững với nhiệt độ. Trong quá trình nấu nướng bình thường, vitamin nhóm này sẽ bị hao hụt từ 15-20%. Các vitamin tan trong nước bị mất đi nhiều hơn do dễ bị hòa tan và phân giải. Nhất là trong môi trường có kiềm. Do vậy, việc ngâm thực phẩm trong nước. Hay luộc nhiều nước rồi đổ đi và bảo quản thức ăn lâu. Tất cả đều làm mất nhiều các vitamin nhóm B, C.

Trong các vitamin nhóm B thì các loại vitamin B1 ít bền vững nhất. Tiếp theo đó là vitamin B2, vitamin PP hầu như không bị phân hủy. Khi luộc thịt, cá, thì một lượng tương đối vitamin nhóm B ra theo nước luộc. Chế biến nhiệt độ nóng hợp lý làm mất khoảng 20% vitamin nhóm B. Trong khi riêng tỷ lệ mất vitamin B1 có thể cao hơn.

Vitamin C là ít bền vững nhất. Chất này không những dễ hòa tan trong nước mà còn bị oxy hóa rất nhanh. Và nhất là ở nhiệt độ cao. Trong thời gian bảo quản, số lượng vitamin C cũng giảm dần. Do vậy, bạn nên chọn các loại rau củ quả tươi rửa thực phẩm rồi mới gọt, thái, cắt. Sau khi đã thái, cắt rồi cần nấu ngay. Khi luộc, nấu rau cần cho rau vào nước đang đun sôi khi rau đã được rửa sạch  nhằm rút ngắn thời gian đun nấu. Nấu chín xong ăn ngay cũng giúp hạn chế được sự hao hụt vitamin C.

che-bien-thuc-pham-dung-3
ảnh: phongvu.vn

Những cách chế biến thực phẩm giúp ngừa ngộ độc thực phẩm

Nấu lại các loại thức ăn thừa: Trước khi bảo quản những loại thức ăn thừa. Bạn nên nấu lại ở nhiệt độ cao. Và ít nhất là trên 75 độ để loại bỏ hết vi khuẩn. Chú ý nên để riêng từng loại thực phẩm khác nhau. Và bảo quản bằng các hộp đựng có nắp hay dùng màng bọc thực phẩm. Điều đó để tách riêng từng loại trước khi cho vào tủ lạnh.

Không sử dụng các loại thực phẩm lấy từ tủ lạnh quá 2 giờ. Bởi vì sau khi các loại thực phẩm được lấy ra từ tủ lạnh quá 2 tiếng đồng hồ đều bị nhiễm khuẩn. Nó do thực phẩm bắt đầu biến chất và không còn tươi sạch như ban đầu. Điều đó ảnh hưởng đến sức khỏe và gây ngộ độc thực phẩm.

Không để thực phẩm rã đông quá lâu: Khi các bề mặt thực phẩm đã được rã đông nhưng bên trong vẫn còn đông cứng. Điều đó sẽ tạo nên sự chênh lệch nhiệt độ giữa phần bên trong và bên ngoài. Từ đó sẽ hình thành nên môi trường dễ bị vi khuẩn xâm nhập.

Luôn giữ tay sạch sẽ trong quá trình chế biến: Trong suốt quá trình chế biến thức ăn, thì tay đụng chạm với hàng loạt những thực phẩm khác nhau. Vì vậy sẽ gây  nên tích tụ một lượng lớn vi khuẩn. Bạn cần giữ cho tay sạch sẽ và thường xuyên rửa tay bằng xà phòng.

Giữ sạch bề mặt chế biến: Bạn nên giữ sạch những bề mặt chế biến thực phẩm . Ví dụ như bàn bếp hay kệ nấu ăn. Và đặc biệt hơn nữa là thớt để phòng tránh nhiễm khuẩn thức ăn.

che-bien-thuc-pham-dung-4
ảnh: vnhaisantuoingon.com

Rửa sạch rau rồi mới chế biến: Nhiều người có các thói quen thái rau trước khi rửa. Và thói quen này sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn để có thêm cơ hội hoạt động. Cũng như lây nhiễm trực tiếp vào rau. Vì vậy, nên rửa sạch rau thật sạch trước khi chế biến.

Ăn ngay sau khi chế biến: Sau một thời gian nhất định khi để ngoài môi trường. Thì các loại thức ăn sẽ bị nhiễm khuẩn và biến chất. Vì vậy, bạn nên ăn ngay sau khi chế biến thực phẩm đúng cách để đảm bảo được sức khỏe và giúp hạn chế nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm bởi những thức ăn gây hại. 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây