Đã bao giờ bạn thưởng thức đặc sản Bắc Kạn chưa?

0
339

Đến với Bắc Kạn, du khách không những có cơ hội tham quan khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. Mà còn được thưởng thức các loại đặc sản Bắc Kạn mang đậm bản sắc của đồng bào dân tộc nơi đây. Sẽ rất thú vị nếu sau một chặng đường dài tham quan các di tích, danh lam thắng cảnh, các điểm đến ý nghĩa. Tìm hiểu về truyền thống lịch sử, văn hóa, được nghe giới thiệu về các món ăn, đồ uống đặc sản quê hương Bắc Kạn.

Thịt lợn gác bếp

Khác với một số dân tộc khác. Người Tày sống quanh hồ Ba Bể thường bỏ thịt vào sọt hoặc gùi đi rừng rồi mới treo lên bếp. Khói từ bếp củi hằng ngày hun lên làm thịt có màu vàng đen.

Thịt treo như vậy để được cả năm mà không hỏng. Ngày nay, dù không phải tích trữ thịt treo gác bếp làm lương thực để dành nhưng trong nhà người Tày ở quanh hồ vẫn luôn có một ít, dùng trong những dịp đón khách quý, lễ tết hay ngày quan trọng khác.

Ảnh: Ẩm thực vùng cao

Khâu nhục

Khâu nhục là món ăn đặc biệt mang đậm tính dân tộc của người dân Bắc Kạn. Khâu nhục được làm rất công phu, khoai được chọn phải là khoai môn Bắc Kạn, bên trong lòng khoai có vân màu tím. Thịt lợn phải là thịt ba chỉ ngon, luộc sơ qua, dùng tăm tre chọc bì thật kĩ, tẩm ướp gia vị rồi đem quay, vừa quay vừa quết mật ong cho vàng bì. Khoai cũng phải rán vàng. Mọi thứ được xếp vào bát, cứ một miếng khoai, một miếng thịt, cho nhân được làm bằng thịt, nấm hương, mộc nhĩ …đã xào lên trên hấp cách thuỷ khoảng 5 tiếng đồng hồ. Thành phẩm khi xong được cho ra đĩa rất đẹp. Món khâu nhục làm cầu kì nhưng ăn lại rất ngon nên nhân dân Bắc Kạn thường dành vào những dịp đặc biệt như lễ tết, cưới hỏi và vào nhà mới.

Ảnh: internet

Lạp sườn hun khói

Lạp sườn được làm từ thịt lợn bản nên thịt thơm và chắc. Điểm độc đáo của lạp sườn Bắc Kạn là được tẩm ướp bằng gừng đá. Một loại gừng chỉ mọc trên đá của người dân tộc nên có mùi thơm rất đặc biệt không giống gia vị nào của miền xuôi.

Lạp sườn được làm bằng tay của người Bắc Kạn có mùi của nắng vùng cao. Mùi của khói bếp, thoảng mùi gừng, mùi rượu, mắc mật, thơm một cách đặc biệt. Vị dai của lòng, vị ngọt của thịt nạc. Vị béo của mỡ hòa quyện với nhau, ăn thật ngon miệng. Nhấp thêm chút rượu nữa thì càng khoái khẩu.

Ảnh: internet

Lợn sữa quay

Lợn sau khi chọc tiết thì dùng nước nấu lá ổi để cạo sạch lông. Mổ moi và làm sạch trong bụng rồi nhồi vào trọng bụng lợn các nguyên liệu như quả mắc mật, tai hồi, thảo quả, quế chỉ … rồi đem quay trên than hồng tạo ra một món ăn đặc sản hấp dẫn.

Khi quay thì thường xuyên lấy khăn nhúng nước lau chú lợn để phần da lợn ở ngoài không bị cháy. Khi lợn gần chín thì dùng que xăm thủng lợn để nước và mỡ chảy ra.

Bỏ lợn ra khoảng 1 tiếng cho bớt nóng và để khi chặt thịt miếng thịt bày ra đĩa không bị nát. Đĩa thịt lợn quay vàng xộm thơm lừng ngon lành đến ứa nước miếng. Cắn miếng thịt quay có vị ngọt của thịt chín tới. Vị thơm của lá mác mật, vị ngậy của thịt nướng. Miếng thịt được tẩm ướp đậm đà, ăn một lần sẽ nhớ mãi.

Ảnh: Việt giải trí

Bánh ngải người Tày

Có một loại bánh mà chỉ người Tày mới có đó là bánh ngải. Bánh ngải có màu xanh đặc trưng của thiên nhiên. Hình thù và cách làm gần giống với bánh dày của người miền xuôi. Làm bánh ngải không khó nhưng lại đòi hỏi sự công phu và khéo léo từ khâu chọn gạo, đường, rau ngải cho đến khâu ra bánh.

Bánh ngải kén gạo vì thế không phải loại gạo bất kỳ nào cũng làm được bánh. Muốn bánh thơm, dẻo phải chọn loại nếp nương và không được lẫn dù chỉ một hạt gạo tẻ. Đường để làm nhân bánh cũng phải lựa chọn rất cẩn thận. Phải chọn đường phên (một loại đường thẻ, miếng to chừng bàn tay) có màu vàng, ngọt và không có sạn.

Ảnh: Du lịch Việt Nam

Bánh Coóc Mò

Coóc mò cũng là một loại bánh được bà con các dân tộc Bắc Kạn hay làm hơn cả. Mới nhìn qua nhiều người nhầm là bánh gio vì hình thức bánh coóc mò cũng giống như vậy . Bánh cũng được gói theo hình chóp nhưng lá gói bánh lại là lá chuối.

Bánh coóc mò ăn có vị đậm và thơm. Bởi được làm từ gạo nếp nương và lạc nhân đỏ . Ăn không ngán vì dễ ăn và mùi vị hợp với nhiều người. Bánh coóc mò rất hợp với những bữa điểm tâm buổi sáng. Bóc chiếc bánh xanh rền, ăn dẻo, thơm bạn mới thấy hết ý nghĩa của món bánh này.

Nếu ghé Bắc Kạn bạn đừng quên thưởng thức món ăn giản dị mà hấp dẫn này nhé.

Ảnh: Báo Cao Bằng điện tử

Bánh trứng kiến

Một món ăn độc đáo của người Tày ở Bắc Kạn được làm từ trứng kiến. Nguyên liệu để làm món ăn này gồm có: trứng kiến, bột gạo, lá non cây vả.

Vỏ bánh được làm khá đơn giản. Gạo nếp xay cho nhuyễn và cô thành bột dẻo. Người làm phi thơm hành rồi cho trứng kiến vào rang đúng điệu tạo mùi béo ngậy để tạo nhân bánh. Gói bánh cho nhân bên trong vỏ thật khéo tay để bánh được vuông vức. Cuối cùng là bọc bên ngoài lớp lá và bánh tẻ. Cho vào nồi đồ như xôi độ 30 phút là chín.

Bánh trứng kiến là một món ăn ẩm thực mang đậm nét văn hóa đồng bào dân tộc Tày. Món bánh lạ đủ hương vị núi rừng, đậm đà, béo ngậy này sẽ khiến du khách bốn phương nhớ mãi không quên.

Ảnh: Dân Việt

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây