Độ tuổi nào để ba mẹ có thể cho bé cùng tham gia nấu bếp

0
1041
phat-trien-cung-be-yeu-7
Ảnh: carebiz.vn

Vào bếp cùng con là 1 trong những cách phát triển cùng bé yêu giúp trẻ yêu thích bữa ăn và kích thích ăn uống hơn. Tránh được tình trạng biếng ăn cũng như nguy cơ suy dinh dưỡng đối với trẻ thiếu chất. Cùng tìm hiểu và trang bị những bí quyết hay để thử trong bếp cùng bé yêu ở bài viết này nhé.

Vào bếp cùng bé 2-3 tuổi

Bé ở độ tuổi này thường thích khám phá đồ ăn qua việc nhìn, sờ mó, ngửi mùi, lắng nghe và nếm vị. Bé có thể bắt đầu giúp đỡ các công việc trong nhà bếp và tìm hiểu thực phẩm thông qua các giác quan. Bé thường thích làm việc một mình nên mẹ có thể cho bé làm những việc nhỏ như:

  • Rửa trái cây và rau củ.
  • Trang trí món ăn với vài lát cà chua, hành hay rau thơm
  • Cho bé ngửi đồ ăn, các loại rau củ mẹ đang nấu.
  • Nhờ bé tìm giúp rau củ, trái cây trong tủ lạnh hay gia vị trên bếp.
  • Mẹ có thể đưa bé đến chợ, siêu thị để tham gia vào quá trình chọn lựa, mua bán.
  • Cho bé tìm hiểu một số mẹo an toàn trong bếp như: phân biệt đồ nóng và nguội, không chạm vào bếp nóng, hoặc buộc lại tóc để giữ vệ sinh gọn gàng nhà bếp.

Mẹ hãy luôn cập nhật với bé mẹ đang làm những công đoạn gì trong khi nấu. Có thể cho bé một chiếc nồi với chiếc muỗng để bé nghịch dưới đất. Mẹ hãy thông báo cho bé biết mẹ đang làm gì. Ví dụ như: Mẹ đang cho thịt vào nồi, con nấu tới đâu rồi?, Con nấu món gì đó? Con ngửi thấy mùi thơm không?,… Hãy đặt nhiều câu hỏi cho bé khi bé đang nghịch. Hãy để con được thoải mái, lộn xộn với thức ăn trong mỗi bữa để phát triển cùng bé yêu

Vào bếp cùng bé 3-4 tuổi

phat-trien-cung-be-yeu-1
Ảnh: phunutoday.vn

Độ tuổi này, nấu ăn sẽ giúp bé hứng thú hơn với đồ ăn. Đây là thời điểm thích hợp phát triển cùng bé yêu để bé giúp đỡ bố mẹ các công việc trong bếp. Bé tìm hiểu thực phẩm bằng cách nhìn, chạm, và chuẩn bị chúng thành những món ăn ngon lành. Bé có thể bắt đầu hiểu các khái niệm về việc kết hợp các loại thực phẩm với nhau như trộn, khuấy, và học các kỹ năng vận động tinh, vận động thô mạnh mẽ hơn. Bé thường hứng thú hơn khi nói chuyện hơn là ăn uống nên mẹ hãy thử cho bé làm những việc sau

  • Cho bé tự bóc vỏ trứng từ trứng luộc
  • Rót các loại chất lỏng bằng những chiếc cốc.
  • Làm một chiếc bánh sandwich đơn giản với nguyên liệu có sẵn.
  • Miêu tả hình thù, màu sắc và mùi vị của đồ ăn cho bé.
  • Dầm bơ, dâu hay các loại trái cây để xay sinh tố.
  • Cán bột
  • Phết bơ hạt hoặc bơ lên bánh mì và các thực phẩm khác

Nếu được dạy một cách hiệu quả, bé có thể bắt đầu cắt một số loại thực phẩm mềm bằng dao, kéo. Chẳng hạn như chuối, dưa chuột, cà rốt nấu chín, trứng luộc, phô mai và các loại trái cây mềm khác. Nhưng vẫn phải dưới sự giám sát của người lớn.

Vào bếp cùng bé 4-6 tuổi

phat-trien-cung-be-yeu-2
Ảnh: meta.vn

Ở độ tuổi này, nhiều bé có thể không chịu ăn đồ ăn mà mẹ chuẩn bị. Mẹ nên kiên nhẫn với bé vì đây là giai đoạn phát triển cùng bé yêu mà nhiều bé biếng ăn rõ rệt. Mẹ có thể cho bé vào bếp làm những việc sau:

  • Trộn các loại đồ ăn với nhau như các loại hạt và trái cây trộn với sữa chua.
  • Nhờ bé đánh trứng
  • Cho bé làm cùng với anh chị của bé hoặc bạn đồng lứa khác.

Vào bếp cùng bé 6-8 tuổi

phat-trien-cung-be-yeu-5
Ảnh: tinnuocnhat.com

Bé có thể làm theo những công thức đơn giản trong sách nấu ăn. Mẹ hãy để bé làm những việc sau:

  • Sử dụng những dụng cụ nhà bếp đơn giản như: máy nướng bánh, máy xay, mở hộp… Mẹ hãy chỉ dẫn cho bé cách dùng đúng cách.
  • Đọc nhãn mác
  • Rán trứng
  • Bọc giấy bạc quanh thức ăn
  • Bỏ thức ăn thừa và rác vào thùng rác
  • Làm một món cuốn đơn giản.
  • Kết hợp những loại rau quả lại với nhau như trộn salad với dầu ô-liu
  • Làm món trái cây dầm hay sinh tố đơn giản.
  • Lập một danh sách những đồ ăn vặt khỏe mạnh bé thích ăn.
  • Làm món tráng miệng đơn giản: sữa chua với trái cây, bánh mỳ nướng đậu phộng…

Vào bếp cùng bé 8-11 tuổi

phat-trien-cung-be-yeu-6
Ảnh: majamja.com

Bé ở độ tuổi này đã biết cách hiểu làm thế nào để sử dụng các dụng cụ nhà bếp. Mẹ có thể để bé làm những việc sau:

  • Tự chuẩn bị đồ ăn tới trường.
  • Bé tự bhuẩn bị một túi trái cây trước khi ra khỏi nhà.
  • Cho bé tự quyết định những món ăn bé cần để cân bằng các bữa ăn.
  • Sử dụng máy xay sinh tố
  • Sử dụng máy trộn để làm bánh, làm bánh nướng, bánh mì
  • Chuẩn bị thịt viên
  • Chuẩn bị đồ uống
  • Cắt thực phẩm khó hơn, chẳng hạn như cà rốt, khoai tây

Với trẻ 11 tuổi trở lên:

Mẹ có thể cho con tự do hơn trong bếp để phát triển cùng bé yêu. Bé có thể tự làm món ăn theo các công thức có sẵn, đơn giản. Có thể sử dụng các thiết bị như lò nướng, bếp, lò vi sóng. Mức độ giám sát phụ thuộc vào sự tự tin, trưởng thành, kinh nghiệm, kiến thức của bé và bố mẹ nữa. Có thể để bé làm những việc như

  • Sử dụng lò nướng
  • Nấu mì
  • Hâm nóng thức ăn trong lò vi sóng. Hãy dạy bé cách lấy thức ăn nóng an toàn.
  • Hướng dẫn bé sử dụng tạp dề để bảo vệ khỏi dầu mỡ, nước sôi

Bé càng trở nên độc lập, bữa ăn sẽ càng ít căng thẳng. Bé có nhiều sự đa dạng trong chế độ ăn uống và vui vẻ hơn.

Mọi thông tin liên hệ:

Đơn vị chủ quản

HỘI TRUYỀN THÔNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Đơn vị giao dịch quảng cáo

CÔNG TY CP LUXCAS VIỆT NAM

Địa chỉ: 275/70 Quang Trung, Phường 3, Quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh.

Hotline: 0989.33.55.11

Website: https://amthucvietnam365.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/amthucvietnam3652021

Email: amthucvn365@gmail.com

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây