Tầng sinh môn có vai trò quan trọng trong việc giao hợp, tiếp nhận tinh trùng và nuôi dưỡng thai nhi. Rạch tầng sinh môn để giúp đầu em bé ra ngoài dễ dàng hơn khi mẹ rặn. Trường hợp này xảy ra trong quá trình sinh nở tự nhiên. Sau sinh, bác sĩ sẽ khâu lại âm hộ. Vì vậy, chăm sóc vết khâu tầng sinh môn tại nhà là rất cần thiết để tránh bị nhiễm trùng.
Cắt tầng sinh môn thực hiện khi:
Thai nhi nằm ở tư thế sinh khó như ngôi mông hay chân ra trước khi vai em bé bị mắc lại.
Mất quá nhiều thời gian để rặn
Khi sản phụ sinh phải dùng các dụng cụ hỗ trợ forceps hay máy hút hỗ trợ
Bé không được cung cấp đủ oxy
Kích thước thai nhi quá lớn
Bé sinh non.
Những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra với tầng sinh môn
Một số vấn đề thường gặp với vết khâu tầng sinh môn như: vết khâu tầng sinh môn bị hở, bị rách, đứt chỉ vết khâu tầng sinh môn, vết khâu bị mưng mủ, bị ngứa. Nên đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện để thăm khám ngay nếu thấy những bất thường sau:
- Sốt hay ớn lạnh
- Đau bụng dưới nhiều
- Nóng rát hay đau nhiều khi tiểu
- Vết khâu đau bất thường, mưng mủ hay có mùi hôi. Đây là dấu hiệu nhiễm trùng vết khâu tầng sinh môn
- Chảy máu cục nhiều
Các biện pháp giảm đau
Chườm lạnh:
Chăm sóc vết khâu tầng sinh môn bằng cách ngồi vào bồn nước lạnh. Sau đó lau khô bằng khăn sạch. Phương pháp này có thể giúp giảm đau và giảm viêm sưng. Có thể sử dụng miếng gạc lạnh hoặc túi đá lạnh chườm lên vết khâu. Việc này sẽ giúp mẹ bớt cảm giác đau và giảm sưng. Sau đó lau khô bằng khăn sạch.
Thuốc giảm đau:
Sản phụ có thể yêu cầu bác sĩ để được kê thuốc giảm đau. Bác sĩ sẽ thăm khám vết khâu và có thể cho thuốc giảm đau paracetamol và thuốc này không ảnh hưởng đến chất lượng sữa.
Kiêng quan hệ tình dục:
Sản phụ nên nói với chồng và chờ đợi cho đến khi vết khâu lành hoàn toàn.
Chọn tư thế ngồi thích hợp:
Người mẹ có thể cảm thấy đau mỗi khi ngồi dậy, vì tư thế ngồi đè lên vết khâu tầng sinh môn. Mẹ nên chọn cho mình tư thế ngồi ít tạo áp lực lên vết thương. Có thể lót vải mềm hai bên mông hoặc ngồi đệm hơi để không đè nén lên vết thương nhiều. Mẹ thường hết đau sau 3 – 4 ngày. Khoảng 3 tuần sau là vết khâu sẽ lành.
Vệ sinh đúng cách tầng sinh môn:
Nên lau sạch vùng đáy chậu, âm hộ khoảng 2 lần một ngày để ngăn ngừa viêm và nhiễm trùng. Vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần đi tiêu, tiểu.
Sử dụng nước ấm để vệ sinh:
Dùng vòi sen hoặc dội nước từ từ, hoặc khăn mềm thấm nước. Lau rửa sạch từ trước ra sau nhẹ nhàng sau đó lau khô lại
Mẹ không nên lau ngược từ sau ra trước. Làm như vậy sẽ mang những chất dơ từ phía hậu môn đi ngược về vết thương, gây nhiễm trùng
Thay băng vệ sinh:
Nên thay thường xuyên mỗi 4 – 6 tiếng để vết thương luôn sạch sẽ. Giảm tích tụ của vi trùng, độ ẩm, giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Nên tránh để vết thương tiếp xúc với bề mặt vải là tốt nhất. Sử dụng quần lót dùng một lần. Các loại quần lót bằng chất liệu cotton thấm hút tốt, rộng rãi.
Chăm sóc vết khâu tầng sinh môn bằng cách không thụt rửa bên trong.
Chăm sóc vết thương tầng sinh môn với việc đi bộ:
Đi bộ sau sinh giúp lưu thông máu đến vùng tầng sinh môn, giảm sưng và giúp chăm sóc vết khâu tầng sinh môn mau lành. Đi bộ còn giúp sản phụ ngăn ngừa cứng khớp và đau do nằm nhiều.
Sau khi mẹ lấy lại sức và ngồi dậy bình thường được, sản phụ hãy tập đi lại nhẹ nhàng xung quanh. Hãy tập luyện bằng cách: đi thẳng người, hai chân dang rộng ra một chút và bước đi tự tin.
Chế độ ăn uống để vết khâu mau lành:
Ăn uống khoa học, đầy đủ các chất dinh dưỡng để phục hồi sức khỏe. Hãy nuôi con bằng sữa mẹ và giúp lành vết thương.
Bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt, acid folic, vitamin B12. Như vậy sẽ tốt cho quá trình tạo máu. Chất này có nhiều trong các loại thịt, gan, trứng, sữa, các loại rau xanh đậm,…
Bổ sung các loại thực phẩm chứa vitamin B, A, E,. Đây là các vitamin có vai trò quan trọng trong việc tạo mô mới và làm vết thương mau lành.
Bổ sung vitamin C giúp tăng sức đề kháng của cơ thể chống lại hiện tượng nhiễm trùng, mưng mủ.
Ăn cá, thịt gia cầm, trứng, nghêu, sò, ốc, thận, gan, ngũ cốc,… giàu kẽm và selen cũng giúp mau lành vết thương, chống nhiễm khuẩn.
Mẹ nên ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước để tránh táo bón. Táo bón có thể khiến sản phụ rặn mạnh và gây tổn thương đến vết khâu.
Bổ sung thực phẩm chứa nhiều chất đạm: thịt, cá, tép, trứng, lươn,… và các loại đậu. Đây là nguyên liệu để tạo các tế bào mới. Các thành phần có liên quan đến quá trình lành vết thương.
Hi vọng với những chia sẻ trên. Mẹ có thể tự chăm sóc vết khâu tầng sinh môn chóng lành tại nhà.