Củ khoai mỡ là thực phẩm có thể chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng cho sức khỏe có tác dụng ngăn ngừa các bệnh tim mạch, cung cấp năng lượng và vitamin cho cơ thể.
Tìm hiểu đôi chút về cây khoai mỡ
Khoai mỡ (theo tên tiếng anh Dioscorea alata) là một loại khoai thuộc họ Yam- tên gọi chung của một số loài thực vật trong chi Dioscorea tạo thành củ ăn được. Có màu từ tím đến màu kem, trắng trơn. Đôi khi nó bị nhầm lẫn với khoai môn hoặc khoai lang, khoai tím. Khoai mỡ cũng được trồng làm cây lương thực ở khá nhiều nơi trong đó có tỉnh Long An, là một trong những nơi có diện tích khoai mỡ lớn và tập trung nhất. Củ khoai mỡ là loại dây leo, thân mềm, có sức sống tốt.
Đặc điểm của khoai mỡ
Củ khoai mỡ to hơn khoai lang, thân hình to, xù xì đôi khi còn nhiều rễ do bám chặt với lòng đất. Khoai mỡ bên ngoài thường có màu đen, dính nhiều bùn đất bên ngoài. Phần ruột có màu tím đặc trưng và đẹp mắt, đôi khi có màu trắng tím nhạt hơn (tùy vào giống).
Khoai mỡ là loại củ có vị ngọt tự nhiên với hương thơm nhẹ, được sử dụng nhiều trong chế biến các món ăn như món bánh, món canh,… Khi cắt khoai thường có độ nhớt nhất định và một độ xốp đặc trưng.
Tại Việt Nam khoai mỡ có nhiều tên gọi khác nhau như: khoai vạc, khoai tím, củ mỡ, khoai ngọt,… Trong điều kiện tự nhiên, khoai có thể thu hoạch khi trồng được 2 – 3 tháng và chúng được trồng làm lương thực từ rất lâu đời.
Cách chọn mua khoai mỡ ngon
Bạn nên chọn mua những củ khoai có màu càng tối càng tốt vì đây là những củ đã già, đảm bảo thịt chắc và ít bị xốp.
Ngoài ra, bạn cũng nên chọn mua những củ khoai có hình thuôn dài, kích thước cân xứng, không bị méo mó hay có tình trạng bị dập nát và không nguyên vẹn. Bạn có thể bấm thử vào củ khoai, nếu cảm thấy cứng thì đó là khoai dẻo, ngon.
Tránh mua những củ khoai bị mềm nhũn, kích thước quá to, có mùi hay bị chảy dịch lạ.
Thành phần dinh dưỡng trong khoai mỡ
Nguồn cung cấp những dưỡng chất quan trọng cho cơ thể. Theo nghiên cứu, trong 100g khoai mỡ có chứa các thành phần dinh dưỡng như sau:
- Lượng calorie: 135
- Carbohydrate: 31.8g
- Protein: 2.3g
- Chất béo: 0.1g
- Chất xơ: 1.5g
- Vitamin C: 6000 µg
- Vitamin A: 80 µg
- Thiamin: 150µg
- Riboflavin: 40 µg
- Niacin: 500 µg
Ngoài ra, loại thực phẩm này rất giàu các hợp chất từ thực vật phytochemical và chất chống oxy hóa như anthocyanin. Chính chất này là nguyên nhân giúp khoai có màu tím. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng anthocyanin có thể giúp làm giảm huyết áp và làm giảm thiểu tình trạng viêm. Bên cạnh đó, hợp chất từ thực vật này có khả năng bảo vệ cơ thể chống lại ung thư và bệnh tiểu đường.
Loại khoai này cũng rất giàu vitamin C, giúp giữ cho các tế bào luôn khỏe mạnh, giúp cơ thể tăng hấp thụ sắt và bảo vệ DNA khỏi nguy cơ bị hư hại, tổn thương do các quá trình trong hoạt động sống.
Những lợi ích từ khoai mỡ đối với sức khoẻ
1. Duy trì đường huyết và trọng lượng cơ thể
Vì khoai mỡ ít calo và đường nhưng lại giàu carbohydrate phức hợp và chất xơ. Do đó, ăn khoai mỡ giúp hỗ trợ điều tiết quá trình chuyển đường vào máu, giúp no lâu hơn mà lại không tạo ra năng lượng dư thừa.
Ngoài ra, khoai mỡ cũng giàu mangan giúp chuyển hóa carbonhydrate và điều tiết quá trình sản xuất năng lượng cho cơ thể.
2. Kháng khuẩn, giảm đau xương khớp
Theo Đông y, khoai mỡ vị ngọt, tính bình, không độc. Vì vậy ăn Khoai mỡ giúp giảm đau cơ bắp, đau bụng, đau hệ thần kinh, chống viêm nhiễm cho nhóm người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp.
3. Làm đẹp da
Khoai mỡ khá giàu vitamin C và vitamin E có tác dụng tốt cải thiện cho làn da của bạn. Ngoài ra, chất chống oxi hóa có trong khoai mỡ chống lại lão hóa rất tốt. Nó bảo vệ da bạn chống lại các gốc tự do có thể gây thoái hóa tế bào và bảo vệ làn da khỏi tác hại của tia UV.
4. Tăng cường sức khỏe đường ruột
Khoai mỡ chứa rất nhiều carbs, hoạt chất này có khả năng hỗ trợ sức khỏe đường ruột. Tinh bột kháng trong khoai mỡ có thể làm tăng các lợi khuẩn trong đường ruột.
Hơn thế nữa, chúng còn có khả năng giúp cơ thể giảm nguy cơ mắc một số bệnh như ung thư thực tràng, hội chứng ruột kích thích và bệnh viêm ruột.
5. Đặc tính bảo vệ tim mạch
Điều trị DOX dẫn đến giảm đáng kể tỷ lệ giữa trọng lượng tim với trọng lượng cơ thể và nhịp tim, đồng thời làm tăng huyết áp và nồng độ lactate dehydrogenase trong huyết thanh, một dấu hiệu gây độc cho tim, được phục hồi bằng chiết xuất khoai mỡ.
6. Hoạt tính chống viêm
Khoai mỡ là một loại thực phẩm chức năng có giá trị dinh dưỡng và công dụng chữa bệnh cao. Trong y học cổ truyền, củ khoai mỡ được biết là có đặc tính chống viêm. Phân tích GC-MS cho thấy sự hiện diện của 13 hợp chất phyto khác nhau như axit hexadecanoic, methyl stearat, cinnamyl cinnamate và squalene trong khoai mỡ. Kết luận Chiết xuất từ khoai mỡ đã điều chỉnh giảm dần các tín hiệu tiền viêm một cách từ từ.
7. Chống ung thư
Khoai mỡ tím chứa anthocyanin – chất chống oxi hóa, giúp ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Bên cạnh đó, trong khoai mỡ cũng chứa i-ốt và selen, là chất tuyệt vời để vượt qua các tế bào ung thư.
Củ khoai mỡ có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn từ món ngọt đến món mặn như bánh khoai mỡ chiên, chè khoai hoặc kem, khoai mỡ hầm xương hoặc nấu tôm tươi,…Chúng rất phù hợp cho những bữa cơm gia đình và mang đậm đà bản sắc ẩm thực Việt Nam.