Làm sao để mẹ bầu thoát khỏi tình trạng bí tiểu sau sinh

0
241
lam-sao-de-me-bau-thoat-khoi-tinh-trang-bi-tieu-sau-sinh-2
Ảnh: bloganchoi.com

Có khoảng 13,5% số ca mẹ bầu bí tiểu sau sinh và dù không gây nguy hiểm. Nhưng sẽ làm mẹ bầu có cảm giác bức bối, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và vận động. Cần hiểu rõ tình trạng bệnh để có biện pháp phòng tránh cũng như điều trị tích cực.

Nguyên nhân bí tiểu sau sinh

lam-sao-de-me-bau-thoat-khoi-tinh-trang-bi-tieu-sau-sinh-1
Ảnh: sausinh.com

Sau khi sinh nước tiểu tích tụ quá nhiều trong bàng quang, bàng quang căng to lên quá mức. Lớp cơ mất khả năng co bóp hoặc làm giảm khả năng cảm nhận của bàng quang, tê liệt thần kinh. Các mẹ bầu không đi tiểu kịp thời dẫn đến mất phản xạ làm cho đi tiểu khó khăn gây ra tình trạng bí tiểu.

Sau sinh, đa phần tầng sinh môn của mẹ bầu bị rạch hoặc rách. Khi đi tiểu vết thương ở đây bị kích thích làm cho càng đau hơn. Dẫn đến hạn chế phản xạ co bóp lớp cơ đường tiểu, làm cho đi tiểu khó khăn và gây ra tình trạng mẹ bầu bí tiểu sau sinh.

Quá trình sinh nở quá lâu, thời gian bé chèn ép lên bàng quang quá dài gây ra tình trạng phù thũng bàng quang và đường tiểu làm cho việc đi tiểu trở nên khó khăn dẫn đến tình trạng bí tiểu.

Khi sinh mẹ bầu bị mất máu quá nhiều, bị mắc chứng thiếu máu hoặc bị biến chứng nghiêm trọng, toàn thân không bài tiết được. Làm cho sức ép chèn xuống khoang bụng cũng dẫn đến bí tiểu.

Mẹ bầu bị nhiễm trùng hệ tiết niệu từ khi mang thai hoặc sau khi sinh bị nhiễm trùng ống dẫn tiểu làm cho ống dẫn tiều trở nên phù nề, sung huyết cũng dẫn đến tình trạng bí tiểu.

Biểu hiện của bí tiểu

Sau khi sinh con khoảng 3-4 giờ đồng hồ trở đi, mẹ bầu có cảm giác buồn tiểu nhưng không thể tiểu được. Khám lâm sàng thấy bụng mềm, vùng dưới rốn là khối tử cung co hồi tốt, còn xuất hiện một khối cầu khác là cầu bàng quang. Khi ấn bụng có cảm giác căng tức, không tự đi tiểu được, và cảm giác căng tức và khó chịu ngày càng tăng.

Sản phụ có đi tiểu nhưng tiểu rất ít, bác sĩ sẽ đặt ống thông tiểu để rút hết nước tiểu trong bàng quang và đo thể tích lượng nước tiểu này. Nếu thể tích quá 150ml thì mẹ bầu bí tiểu sau sinh

Tập đi tiểu để tạo lại phản xạ khi đi tiểu và thông tiểu

lam-sao-de-me-bau-thoat-khoi-tinh-trang-bi-tieu-sau-sinh-2
Ảnh: bloganchoi.com

Dội nước ấm vùng âm hộ, vận động sớm sau khi sinh và tập đi tiểu tự nhiên. Nếu thực hiện phương pháp trên nhưng không hiệu quả, bác sĩ sẽ tiến hành đặt sonde tiểu và lưu trong 24 giờ.

Sử dụng thuốc kháng sinh:

Mẹ bầu bí tiểu sau sinh sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm, thuốc giãn cơ. Một số loại vitamin nhóm B như B1, B6 và B12. Những loại thuốc này sẽ có tác dụng chống nhiễm trùng, kháng viêm, chống phù nề cũng như giúp sản phụ mau chóng hồi phục hơn.

Tập bàng quang:

Đặt sonde tiểu giữ lại và tháo kẹp mỗi 3 – 4 giờ/lần. Tạo lại phản xạ đi tiểu, khi tháo kẹp người mẹ phải tập rặn tiểu qua sonde.

Chờ cảm giác mót tiểu, cho người mẹ rặn tiểu qua sonde, nếu tiểu được qua sonde thì mới rút sonde.

Một số lưu ý trong quá trình thông tiểu

Dụng cụ sonde tiểu phải tuyệt đối vô khuẩn để tránh nhiễm khuẩn ngược dòng. Kỹ thuật thực hiện phải đúng quy trình và vô khuẩn, động tác nhẹ nhàng.

Không dùng sonde tiểu có kích cỡ quá lớn gây tổn thương, phù nề.

Không để lưu sonde tiểu quá 48 giờ, không thông tiểu nhiều lần trong ngày.

Nếu bí tiểu có bàng quang quá căng, phải rút nước tiểu chậm và không rút hết nước tiểu trong bàng quang.

Theo dõi bàng quang trong và sau khi thông tiểu để phát hiện những dấu hiệu bất thường và có xử trí kịp thời.

Cách phòng tránh bí tiểu

lam-sao-de-me-bau-thoat-khoi-tinh-trang-bi-tieu-sau-sinh-3
Ảnh: duocphamaau.com

Mẹ bầu cần vận động sớm

Không được nín tiểu, người mẹ tự đi tiểu không nên lo sợ đau đớn đối với vết may tầng sinh môn.

Tập ngồi tiểu theo tư thế ngồi tiểu tự nhiên.

Rửa hoặc ngâm vùng sinh dục bằng nước ấm (dội âm hộ bằng nước ấm)

Luôn luôn giữ khô vùng âm hộ.

Tránh nhiễm trùng vết may tầng sinh môn.

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ giúp phục hồi sức khỏe sau sinh cũng như cung cấp sữa mẹ cho bé

Uống đủ nước, không nên nín tiểu, buổi tối nên hạn chế uống nước

Biến chứng của tình trạng bí tiểu sau sinh

Tổn thương và liệt dây thần kinh bàng quang.

Giảm hoặc mất trương lực bàng quang

Nhiễm trùng bàng quang hoặc nhiễm trùng thận

Nước tiểu bị ứ và tắc nghẽn khiến thận bị tổn thương, có thể gây ra tình trạng thận ứ nước.

Suy thận, giảm chức năng của thận, đặc biệt nguy hiểm đến sức khỏe về sau.

Khi mẹ bầu bí tiểu sau sinh hay các dấu hiệu bất thường sau sinh cần báo ngay cho bác sĩ hoặc nhân viên y tế để được tư vấn và điều trị sớm, tránh những biến chứng có thể xảy ra. Hy vọng những kiến thức của bài viết giúp ích cho mẹ cải thiện được tình trạng bí tiểu. Chúc các mẹ luôn mạnh khoẻ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây