Hơ than cho mẹ và bé sau sinh là tập tục dân gian nước ta đã có từ lâu đời và cho đến nay một số mẹ vẫn còn áp dụng. Vậy kinh nghiệm ở cữ sau sinh nằm than của ông bà ta đối với hiện nay còn phù hợp hay không?
Tại sao các bà, các mẹ lại muốn sản phụ nằm than sau sinh?
Việc nằm than, hơ lửa sau sinh chủ yếu là do kinh nghiệm ở cữ sau sinh dân gian. Theo quan niệm của một số người lớn tuổi, việc nằm than sau sinh mang lại những tác dụng sau:
- Sau sinh, phụ nữ thường mất rất nhiều máu nên cần nằm than, hơ lửa. Để giữ ấm cơ thể, giúp máu huyết lưu thông tốt hơn.
- Giúp mẹ nhanh phục hồi sau sinh, bé nhanh cứng cáp.
- Mẹ sau sinh nằm than, hơ lửa, kiêng ra gió, kiêng đụng nước, kiêng vận động… về sau sẽ không bị đau nhức mình mẩy, không són tiểu sau sinh.
Dưới góc nhìn của y học hiện đại, việc nằm than, hơ lửa khiến mẹ và bé phải đối mặt với khá nhiều nguy cơ.
Nằm than khiến mẹ và bé phải đối mặt với nguy cơ gì?
Nằm than khó kiểm soát được nhiệt độ:
Việc đo lường nhiệt độ chủ yếu dựa vào cảm giác. Đây là nguyên nhân khiến mẹ và bé đứng trước nguy cơ bị bỏng rát da vì tiếp xúc với nhiệt độ cao trong nhiều giờ liền. Nhiệt độ thay đổi liên tục từ cao xuống thấp hoặc từ thấp lên cao sẽ khiến mẹ và bé cảm thấy mệt mỏi, cơ thể yếu vì khó thích ứng với nhiệt độ.
Nguy cơ ngộ độc khí:
Phòng ở của phụ nữ mới sinh thường là phòng kín nên nguy cơ ngộ độc khí than rất cao. Than cháy sẽ sản sinh ra khí CO2, một vài loại than thải ra khí CO. Nồng độ khí CO trong không khí đạt 0,04% đến 0,06% sẽ gây ngộ độc. Khi đó mẹ và bé cảm thấy khó thở, nhiều trường hợp tử vong vì ngạt thở. Em bé có nguy cơ mắc các bệnh về phổi sau này.
Ngộ độc khí CO có thể đặc biệt nguy hiểm đối với những trường hợp đang ngủ. Những người này có thể tổn thương não không hồi phục hoặc thậm chí chết trước khi có bất kì dấu hiệu nào xảy ra. Đối với trẻ vừa mới sinh, trẻ thường thở nhanh hơn người lớn. Do đó trẻ càng dễ ngộ độc hơn người lớn.
Nguy cơ cháy nổ:
Nồng độ khí CO trong không khí đạt 12,5% có thể gây nổ. Trong phòng mẹ và bé có nhiều độ đạc, nếu không may để lửa than bén vào giường, đệm hoặc chăn rất dễ gây cháy. Hơn nữa, bếp than thường đặt dưới gầm giường hoặc rất gần chỗ nằm làm gia tăng nguy cơ gây phỏng cho mẹ và bé. Đã có một số trường hợp cả mẹ và bé nằm than sau sinh bị phỏng nặng. Thậm chí là người mẹ phải tháo bỏ khớp 5 ngón tay vì phỏng quá nặng…
Mẹ và bé dễ mắc các bệnh về da:
Việc nằm than, hơ lửa trong môi trường quá nóng khiến mẹ và bé đổ mồ hôi. Ngoài ra, tro than bám vào người của mẹ và bé, kèm với mồ hôi do môi trường quá nóng. Khiến cả mẹ và bé rất dễ mắc các bệnh về da như: rôm sảy, ngứa ngáy, nổi mẩn, phồng rộp da, nhiễm khuẩn,…. Lâu ngày có thể dẫn đến nhiễm trùng, thậm chí là nhiễm trùng máu rất nguy hiểm.
Những phương pháp thay thế nằm than
Kinh nghiệm ở cữ sau sinh – Mặc đồ ấm
Áo ấm, khăn choàng cổ, tất, mang bao tay, mũ và nằm trong phòng kín gió. Tuy nhiên tùy theo mùa và tùy theo địa phương mà có cần mặc đồ ấm không. Ví dụ như mùa khô ở miền nam rất nóng, thì không cần mặc áo ấm nữa.
Dùng lò sưởi, thiết bị sưởi:
Nếu sinh sống ở vùng có mùa đông lạnh giá thì nên sử dụng các thiết bị sưởi hoặc máy điều hòa nhiệt độ để điều chỉnh nhiệt độ hợp lý
Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng
Sau một quá trình mang thai và sinh mở, cơ thể người phụ nữ yếu đi nhiều và có thể mất nhiều máu. Kinh nghiệm ở cữ sau sinh chính là ăn uống đầy đủ và hợp lý. Khi người phụ nữ được ăn uống đủ chất thì mới đủ sức khỏe và đủ sữa để nuôi con. Chế độ ăn cần đảm bảo cung cấp đầy đủ đủ dưỡng chất cần thiết, tránh kiêng khem thái quá dẫn đến thiếu chất, cơ thể suy nhược.
Kinh nghiệm ở cữ sau sinh – Massage sau sinh:
Phụ nữ sau sinh có thể dùng rượu ngâm gừng nghệ hoặc ngâm riêng rẽ từng thứ để massage sau sinh.
Kinh nghiệm ở cữ sau sinh – Giữ vệ sinh cá nhân:
Phụ nữ sau sinh cần tắm gội, giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, nhất là vệ sinh vùng kín. Nên dùng nước tắm ấm có pha rượu gừng, dầu chàm hoặc các sản phẩm xông tắm bà đẻ. Sau khi gội đầu cần dùng máy sấy hoặc khăn mềm để lau khô tóc nhanh.
Kinh nghiệm ở cữ sau sinh – Đi bộ:
Việc vận động sớm sau sinh giúp các cơ quan hoạt động và sinh nhiệt. Từ đó giúp làm ấm cơ thể, kích thích máu huyết lưu thông thông tốt hơn, quá trình phục hồi sau sinh diễn ra nhanh hơn.
Ngày nay, với sự tiến bộ nhiều mặt của xã hội, các gia đình có khá nhiều biện pháp để giữ ấm an toàn và tiện lợi cho mẹ và bé. Chưa có một nghiên cứu nào chứng minh về hiệu quả của việc kinh nghiệm ở cữ sau sinh là nằm than. Những lý do như không nằm than sau này sẽ dễ đau yếu, run tay chân, … là thiếu cơ sở. Do đó, mẹ sau sinh không bắt buộc phải nằm than. Mẹ hãy chọn cách ở cữ mà mẹ thấy tiện và thoải mái nhất cho mình nhé.