Mẹ lo lắng khi con quá thụ động, chỉ ngồi xem tivi và chẳng chịu hoạt động. Với tính cách thụ động như vậy, các bậc cha mẹ thật sự rất lo lắng cho bé. Vì cha mẹ sợ rằng bé sẽ không “lanh lợi” và nhanh nhạy như bao bé khác. Khi sự tự tin giảm sút, trẻ sẽ không dám thể hiện bản thân và dễ gặp nhiều thất bại trong cuộc sống. Vậy hãy áp dụng những bí quyết giúp con bớt thụ động trở nên hoạt bát, năng động hơn dưới đây nhé.
Có rất nhiều cách để dạy con, giúp con bớt thụ động và trở nên hoạt bát hơn. Mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân bé nhút nhát là gì. Thông thường, có một số nguyên nhân bên ngoài khiến bé trở nên nhút nhát và thụ động, như:
- Trẻ thường xuyên chứng kiến những mâu thuẫn và những cuộc cãi vã của cha mẹ. Điều này khiến các con sợ hãi, mất tự tin, thậm chí tự đổ lỗi cho bản thân mình.
- Do bố mẹ quá nuông chiều bé và không dám để con tự làm bất cứ điều gì.
- Do ở nhà, bé thường xuyên bị bố mẹ, anh chị lớn hơn chỉ trích những sai phạm của bé gây ra. Điều này khiến con tự đánh giá bản thân của chính mình.
Nhận diện trẻ có tính thụ động
1. Không chịu bắt chuyện với mọi người
Bé khá thụ động trong việc giao tiếp. Điều này sẽ khiến bé khó khăn khi tạo mối quan hệ với cộng đồng.
2. Không chủ động giơ tay phát biểu ý kiến
Bé khá e dè trong lớp học. Và đến việc phát biểu trên lớp. Bé biết câu trả lời nhưng cũng phải đợi cô kêu tên hoặc chờ bạn khác phát biểu xong rồi bé mới dám giơ tay.
3. Chỉ biết khóc khi bị chỉ trích
Đây là biểu hiện của tính thụ động. Vì bé không biết cách lên tiếng tự bảo vệ mình. Điều này chắc hẳn chẳng ba mẹ nào muốn nó xảy ra đúng không nào?
4. Không chịu vận động
Có nhiều trường hợp bé thụ động và sẽ “lười” luôn khoản vận động cơ thể.
Những cách dạy con thụ động trở nên hoạt bát hơn
Dạy trẻ biết cách tự chăm sóc và yêu thương bản thân mình hơn
Hãy tập cho con tự thực hiện những việc cá nhân của mình để tự chăm sóc bản thân thật tốt. Tùy theo độ tuổi mà dạy con kỹ năng tự chăm sóc phù hợp. Những việc đơn giản từ cách tự xúc cơm ăn, đến tự mặc quần áo,…Cách dạy giúp con bớt thụ động này còn giúp bé cảm thấy yêu thương, tôn trọng bản thân mình hơn.
Tạo tâm lý thoải mái để bé giao tiếp nhiều hơn
Tính cách rụt rè có thể khiến bé trở nên khó khăn trong việc giao tiếp với người khác. Kể cả đối với bạn bè cùng lớp. Cách dạy con thụ động giao tiếp tốt nhất là không tạo áp lực cho con. Cha mẹ không nên ép buộc con phải giao tiếp. Để động viên con không rụt re. Mẹ hãy chuẩn bị sẵn tâm lý thoải mái cho bé. Mẹ cầm giải thích cho bé hiểu mình cần nói những gì để bắt đầu và duy trì một cuộc hội thoại với người khác.
Cách dạy con thụ động chia sẻ cởi mở hơn suy nghĩ, cảm xúc
Một đứa trẻ khó chia sẻ những suy nghĩ và cảm xúc của mình. Chúng sẽ thường rụt rè, nhút nhát. Nhất là khi đối diện hầu hết các vấn đề, tình huống trong cuộc sống.Vì vậy, bạn hãy chọn thời điểm thích hợp, nói chuyện thật nhiều với con. Khuyến khích con chia sẻ thật nhiều. Cha mẹ nên đặt câu hỏi tương tác ngược lại với bố mẹ. Tập cho con biết cách nhận diện và gọi tên cảm xúc bản thân. Đây cũng là cách dạy con phương pháp giao tiếp vô cùng hiệu quả.
Khuyến khích con tăng cường tham gia các hoạt động của tập thể
Một trong những cách dạy con bớt thụ động rất hiệu quả là khuyến khích con tham gia nhiều hoạt động. Nhất là những hoạt động tập thể. Khi vào môi trường tập thể, trẻ sẽ cần tương tác mở rộng với nhiều trẻ em khác. Nếu môi trường đó phù hợp với bé, trẻ sẽ dễ dàng hòa nhập và cởi mở những suy nghĩ. Và nhiều cảm xúc của mình hơn. Nhờ đó, trẻ sẽ bớt thụ động, và trở nên hoạt bát hơn rất nhiều.
Cách dạy con thụ động học các kỹ năng sống
Hãy dạy con những kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi của con. Điều này giúp con có những hiểu biết sâu sắc. Và hiểu biết thuần thục về những gì mình có thể làm được trong cuộc sống. Những kỹ năng này sẽ giúp trẻ tự tin hơn, chăm sóc bản thân mình tốt hơn khi trưởng thành.
Cho trẻ tham gia các lớp học rèn luyện kỹ năng mềm
Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm tự dạy trẻ học kỹ năng sống tại nhà. Thì bố mẹ có thể tìm hiểu và cho con tham gia các lớp dạy kỹ năng mềm. Có thể học tại trung tâm văn hóa, trung tâm dạy kỹ năng sống,…Tại đây, trẻ sẽ được gặp gỡ và giao lưu với nhiều trẻ em khác và có cơ hội chia sẻ và học hỏi nhiều hơn.