Dường như việc bé lười ăn hoa quả và rau xanh là điều hết sức phổ biến trong các gia đình có trẻ nhỏ. Điều đó đang làm đau đầu các bà mẹ trẻ mỗi bữa ăn. Thậm chí nó còn làm bạn bị phát điên. Tuy nhiên phần đa trẻ em đều không thích ăn rau và các loại trái cây. Điều này thường khiến các bà mẹ đau đầu lo sợ vì trẻ sẽ bị thiếu chất dinh dưỡng. Hơn nữa có thể mắc các căn bệnh về miễn dịch, tiêu hóa, các bệnh về mắt. Bài viết này sẽ đưa cho bạn vài mẹo nhỏ để giúp trẻ ăn rau xanh tốt hơn.
Nguyên Nhân Khiến Trẻ Lười Ăn Rau Củ
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến sự kén ăn các loại rau củ lúc nhỏ. Hoặc thậm chí kéo dài đến khi trẻ lớn hơn.
– Cha mẹ không thích ăn nên cũng ít giới thiệu cho các bé.
– Cha mẹ thường có ít thời gian để mua các loại rau củ tươi mỗi ngày. Hoặc không biết biết mua loại gì, phối hợp ra sao trong bữa ăn.
– Cha mẹ thường bỏ quá sớm khi thấy trẻ không thích loại rau củ đó.
Bí Quyết Để Bé Ăn Nhiều Rau Xanh Và Trái Cây
Rau xanh, hoa quả rất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện cho trẻ, nhưng làm thế nào giúp trẻ ăn được nhiều rau quả? Có thể những gợi ý sau đây sẽ giúp chúng ta.
Rèn Luyện Cho Trẻ Thói Quen Ăn Nhiều Rau Xanh Khi Trẻ Còn Nhỏ
Để hạn chế tình trạng trẻ ăn rau xanh ít ở trong các bữa ăn hằng ngày. Và một phương pháp rất hữu hiện để khắc phục tình trạng nà. Đó chính là rèn luyện cho trẻ thói quen ăn nhiều rau xanh ngay khi trẻ còn nhỏ.
Hãy cho trẻ ăn rau bằng cách xay nhuyễn, băm nhỏ rau. Và cho vào cùng với cháo hay bột của trẻ. Cần lựa chọn các loại rau “lành tính” không gây đau bụng cho trẻ. Và thường được sử dụng như rau cải, rau ngót, bí đỏ, bí xanh…
Việc bổ sung thêm rau xanh trong chế độ ăn dặm của trẻ rất tốt. Nó không chỉ có tác dụng bổ sung dinh dưỡng, chất xơ cho trẻ. Mà còn giúp trẻ tiêu hóa tốt mà còn giúp trẻ làm quen được với mùi vị của rau củ, quả.
Làm Cho Rau Củ Trở Nên Hấp Dẫn Đối Với Trẻ
Trẻ em thường có sự chú ý tới những màu sắc và hình dáng. Các bậc phụ huynh nên khiến cho trẻ chú ý tới rau củ, quả nhiều hơn. Và có hứng thú ăn chúng. Các mẹ có thể sáng tao ra một bữa ăn đầy đủ màu sắc lý thú. Ví dụ như một chiếc đĩa màu da cam chứa đầy cà rốt cùng khoai lang và cơm. Hoặc dùng nhiều loại rau xếp thành chiếc cầu vồng màu sắc. Nhằm giúp tăng sự kích thích cho trẻ.
Cho Trẻ Cùng Tham Gia Chế Biến Rau Củ Quả
Việc cho trẻ cùng tham gia chế biến bữa ăn của gia đình có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó không chỉ giúp trẻ hiểu được tầm quan trọng của thức ăn gia đình. Mà còn giúp trẻ xây dựng thói quen tự giác trong công việc. Không những giúp trẻ biết quan tâm tới mọi người. Mà còn giúp trẻ cảm thấy có hứng thú với những món ăn do mình cùng làm ra.
Chính vì vậy, các bậc phụ huynh nên khuyến khích cho trẻ tham gia chuẩn bị bữa ăn. Cùng với các việc vừa sức của trẻ như rửa rau, nhặt rau, rửa các loại củ quả, tạo hình cho thức ăn.
Các bữa tối có chủ đề
Một cách khác để khiến thời gian ăn uống của trẻ trở nên vui vẻ hơn. Đó là tái tạo lại các bữa ăn từ các hàng quán hoặc nhà hàng yêu thích của trẻ. Ví dụ như pizza, đồ ăn nhanh mang về. Trẻ sẽ thích làm và ăn những món ăn yêu thích của chúng ở nhà. Bạn sẽ dễ dàng để thêm vào một một số thành phần tốt cho sức khỏe. Giống như ngũ cốc nguyên cám, rau xanh và các loại đậu.
Ăn rau kèm nước sốt
Nếu trẻ vẫn không chịu ăn hoa quả và rau xanh. Thì bạn có thể thêm các gia vị để món rau và hoa quả để nó trở nên ngon miệng hơn.
Với rau xanh bạn có thể cho trẻ chấm nước sốt cà chua nhé. Hay là nước sốt phomai để kích thích cho trẻ ăn.
Bạn cũng có thể tự chế món sốt bơ, trứng với lá ngải cứu. Bằng cách trộn đều 2 nhánh hẹ, ngò, ngải cứu đã rửa sạch và thái nhuyễn. Cùng với 50 ml dấm và để trong ngăn mát tủ lạnh.
Đánh tan lòng đỏ trứng gà với nửa muỗng cafe muối. Cùng 1/4 thìa hạt tiêu với ít nước hoặc sữa sau đó khuấy thật đều tay và tiếp tục cho bơ vào.
Cuối cùng bạn cho hỗn hợp hợp đã làm lạnh ở trên vào. Và thế là bạn đã có một món nước sốt thơm ngon đủ chất cho bé.
Hoa quả có thể ăn kèm với sữa chua. Hoặc bạn có thể xay thành những món sinh tố cho bé uống
Dù bạn đã thử nhiều lần để trẻ ăn rau xanh và những loại thực phẩm mới nào đó. Và chưa thành công thì bạn nên sẵn sàng chờ đợi. Từ từ trẻ sẽ khám phá chúng. Và hãy đừng quên giữ không khí bữa ăn vui vẻ, đầm ấm mẹ nhé.