Món mì Jook-sing hay còn gọi mì gậy tre độc đáo của người dân Hồng Kông

0
322
cac-mon-mi-xao 1
Ảnh: internet

Mì Jook Sing hay còn gọi là mì gậy tre – các món mì xào có nguồn gốc từ tỉnh Quảng Đông. Món mì Jook-sing truyền thống đã trở nên đặc biệt hấp dẫn nhờ sợi mì được làm từ bàn tay tài hoa của những nghệ nhân. Cùng với kỹ thuật nhào bột bằng gậy tre độc đáo. Thế nhưng, nghệ thuật làm mì độc đáo này đang có nguy cơ dần bị mai một.

Thưởng thức mì gậy tre truyền thống độc đáo của Hồng Kông

Với nền ẩm thực vô cùng đa dạng và phong phú của Hồng Kông. Du khách sẽ được thưởng thức những món ăn – các món mì xào vô cùng độc đáo. Một trong những món ăn không thể bỏ qua khi đến với nơi đây chính là món mì Jook – Sing. Hay còn được truyền tai nhau là mì gậy tre vô cùng hấp dẫn và độc đáo.

Tuy nhiên, do luật cấm bán hàng rong tại Hồng Kông. Du khách chỉ có thể thưởng thức món mì này tại những cửa hàng trên phố. Và gậy tre cũng chỉ được sử dụng chủ yếu trong công đoạn nhào bột.

cac-mon-mi-xao 2
Ảnh: Vietnam Explorer News Channel

Nguồn gốc của mì Jook-sing độc đáo

Vào những năm đầu thế kỷ XX, những gánh mì được bày bán trên phố với nghi ngút khói. Và với những thanh tre to trên vai, hai đầu bếp, nồi niêu … Đầy đủ những dụng cụ, đồ dùng cần thiết trên đó. Nấu và bán mì. Sau đó, có nhiều cơ sở sản xuất mì phát hiện ra rằng những thanh tre trên vai họ không chỉ có thể chở hàng hóa. Mà còn có thể giúp họ trong việc nhào bột.

Bằng việc sử dụng bột tre để khuấy que tre, họ tiết kiệm được nhân công và một phần chi phí của máy nhào cũ. Sau đó, khi những người bán hàng rong không được phép bán ở Hong Kong. Mì Jook-sing đã được chuyển đổi qua các quán mì ven đường. Và những chiếc que tre chỉ làm một công việc duy nhất đó là nhào bột.

Điểm đặc biệt tạo nên sợi mì gậy tre

Mì Jook-sing (mì sào tre) là một trong những loại sợi mì độc đáo nhất của Hồng Kông – Trung Quốc. Sự khác biệt của món ăn này không nằm riêng ở nguyên liệu hay cách thưởng thức. Mà nó nằm ở cách chế biến chúng.

Tương tự như những sợi mì phổ biến khác, mì Jook-sing cũng sử dụng nguyên liệu chính là bột mì, trứng và nước để làm nguyên liệu nhào bột.

Cũng giống như cách làm mì ống, đầu bếp bắt đầu bằng việc đổ bột lên bàn. Tiếp đó tạo một khoảng trống ở giữa. Cho trứng vào đó và trộn đều lại. Mỗi lần trộn, người thợ làm khoảng 100 phần mì thành phẩm với 50 quả trứng. Trong đó, có 2/3 là trứng vịt còn lại là trứng gà. Trứng vịt sẽ có tác dụng tạo màu vàng đặc trưng cho món mì. Tùy theo công thức làm mì riêng của từng người thợ. Họ có thể cho thêm một loại nước đặc biệt hoặc dầu ăn để trộn bột.

cac-mon-mi-xao 3
Ảnh: internet

Sau khi trộn bột và trứng thành khối, đây là phần đặc biệt nhất trong quá trình làm mì bắt đầu.

Điểm độc đáo ở đây chính là cách người đầu bếp sẽ cán mỏng khối bột nhào này. Người thợ sẽ chuẩn bị một cây sào tre lớn có chiều dài khoảng 2m. Một đầu của cây sào được cố định và đặt lên trên khối bột để nhào. Đầu còn lại sẽ do một người thợ ngồi lên. Dùng hết sức nặng của mình để nhún. Chuyển động của người thợ trông giống như đang chơi trò chơi bập bênh. Cùng với nhịp nhún của người thợ, khối bột sẽ được làm phẳng và dẹt dần cho đến khi đạt chất lượng như yêu cầu.

cac-mon-mi-xao 4
Ảnh: Báo Người lao động

Cách làm mì độc đáo

Nhìn thì có vẻ đơn giản nhưng cách làm này lại đòi hỏi nhiều công sức và sự khéo léo, nhịp nhàng của chính người thợ. Thông thường công đoạn này sẽ mất khoảng từ 30-40 phút. Nếu như muốn cán một khối bột thành 100 phần ăn thì người ta cần phải nhún nhảy đến gần khoảng 2 giờ đồng hồ.

Lực ép từ cây gậy tre sẽ làm tăng gluten trong bột. Nhờ đó sợi mì sẽ được tươi hơn và dai hơn so với mì sản xuất đại trà bằng máy móc công nghiệp.

Sau khoảng 2 tiếng nhào bột với gậy tre. Khối bột sẽ được đưa vào máy để ép mỏng và cắt thành sợi. Đây cũng chính là công đoạn duy nhất sử dụng máy móc trong quá trình làm ra những sợi mì Jook – sing hấp dẫn.

Sợi mì truyền thống đang dần bị lãng quên

Việc áp dụng máy móc hiện đại vào việc làm mì nay sẽ khiến cho kỹ thuật làm mì truyền thống dần bị quên lãng. Hiện nay chỉ có một số ít nhà hàng ở Hồng Kông và tỉnh Quảng Đông còn giữ lại phương pháp làm mì truyền thống bằng gậy tre này.

Món mì Jook-sing độc đáo và hiếm gặp nhất Trung Quốc

Hiện nay, chỉ còn có một vài tieekm mì chuyên về món mì Jook-sing tại Hồng Kông, Ma Cao và Quảng Đông. Cũng chính vì những lý do đó mà mì Jook-sing còn được gọi là “món mì hiếm gặp nhất Trung Quốc” – các món mì xào.

Đến Hồng Kông nếu muốn thưởng thức những bát mì gậy tre – ẩm thực thế giới hấp dẫn. Du khách đến Hồng Kông có thể tìm đến các địa chỉ như:

  • Mì tre Kwan Kee. Địa chỉ: số 1 Wing Lung. Cheung Sha Wan, Hồng Kông
  • Mì Lau Sum Kee. Địa chỉ: 48 Kweilin, Sham Shui Po, Cửu Long, Hồng Kông.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây