Nhớ về căn bếp của mẹ

0
472
nho-ve-can-bep-cua-me-1
Ảnh: kienthuc.net.vn

Hành trang cô gái ấy mang theo khi rời nhà mẹ đẻ là tất thảy hương vị yêu thương từ căn bếp nhỏ. Từ những vùng ký ức ấm nồng lan tỏa trong làn khói mỏng trên mái nhà những buổi chiều đông, đến mùi rơm rạ của bữa cơm mùa gặt. Thời gian cứ thế trôi đi, cô gái không còn bé bỏng nữa, đến lúc rời xa vòng tay của mẹ. Nhưng nàng vẫn đau đáu nhớ về căn nhà tuổi thơ, nhớ trái bếp sau nhà, nơi chỉ có thứ tài sản duy nhất là cái chạn gỗ. Trong cái chạn ấy là cả một “gia tài” của mẹ nuôi lớn đàn con.

Tục ngữ có câu: “chó treo, mèo đậy”. Cái mẫu gỗ nhỏ cài để mèo không cậy cửa chạn ăn vụng cá kho cất trong chạn làm dậy lên thương nhớ chú mèo mướp của những năm tháng bé thơ.

Mẹ sẽ cất vào trạng cái Liễn sành đựng mỡ, chai nước mắm. Dưới đất là vải dưa chua. Chồng bác cũ xếp gọn trong chạn. Trên nóc chạn có chiếc đèn dầu. Trên vách treo nong nia, rổ rá, thúng mùng dần sàng.

Cái chạn là minh chứng tình yêu của người đàn ông luôn quan tâm đến người đàn bà nội trợ cần gì, muốn gì, những thứ nhỏ bé nhưng đầy sinh khí nuôi nấng cảm xúc đi qua bao tháng ngày bền bỉ.

Ký ức tuổi thơ nơi giữ hình ảnh mẹ lui cui nấu bữa cơm trưa, nắng đùa lên tóc, lên tay, vài cái lá nho rung rinh sà xuống cái chạn như múa.

nho-ve-can-bep-cua-me-1
Ảnh: kienthuc.net.vn

Thỉnh thoảng mẹ sẽ mân mê cái cánh cửa gỗ rồi thò đầu vào chạn để gặp lại một cô bé của ngày xưa đi học về, đói bụng lúc nào cũng phụng phịu hỏi: mẹ ơi, có gì cho con ăn không?

Cái chạn gỗ là không gian hoài niệm, là nơi cất giữ những thứ ngọt ngào, là chỗ để dành, gói ghém và trân trọng quá khứ.

Chẳng thể níu kéo được thời gian quay ngược trở lại, và thế giới dù có không ngừng thay đổi đến bao nhiêu thì trong cái không gian căn bếp của mẹ vẫn luôn được nhớ, được thương, được ấp ủ chở che, được gợi nhắc về những thời khắc sum vầy với những người hằng dấu yêu.

Tác giả: Nam Thanh.

Trích nguồn: Báo Phụ Nữ Quân Đội số 108/2020

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây