Những món ăn ở Lai Châu – Ẩm thực dân dã bạn có biết

0
392

Lai Châu không chỉ có núi non hùng vĩ, phong tục tập quán độc đáo, lễ hội đặc sắc mà còn gây ấn tượng mạnh với nhiều người bởi nên ẩm thực không đâu có. Chính điều này đã mang lại cho Lai Châu sự phong phú đa dạng về văn hóa. Bởi vậy đến với vùng đất này, bạn không chỉ được đắm chìm trong khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Mà còn được hòa mình vào các hoạt động văn hóa đa dạng đặc sắc của các dân tộc và thưởng thức các món ăn ở Lai Châu. Đây là một trong những nét ẩm thực đặc trưng của Lai Châu nói riêng và Tây Bắc nói chung mà khó có thể tìm thấy ở những vùng đất khác.

Món ngon và đặc sản lai châu

Thịt gác bếp

Có một cách chế biến thức ăn độc đáo của đồng bào Mông ở Lai Châu mà phải có dịp thưởng thức du khách mới thấy được sự đặc biệt của món ăn này. Đó là: “Thịt lợn treo gác bếp”. Sau khi sơ chế, người ta thường chọn thịt ba chỉ, thịt mông. Đôi khi là thịt thủ và thịt vai để chế biến.

Tùy thuộc từng địa phương khác nhau mà người ta có cách chế biến thịt khác nhau. Để thịt thơm hơn đồng bào nơi đây còn lấy cây ngải cứu rừng và bã mía để về hun thịt.

Các món ăn đặc sản được chế biến từ thịt lợn treo gác bếp ngon hơn so với các loại thịt lợn khác. Miếng thịt chắc không bị nát, có mùi thơm rất đặc trưng. Ta cảm nhận được trong đó có hương thơm thơm của mùi khói và vị ngọt ngọt của thịt đọng lại.

Ảnh: internet

Lợn cắp nách

Cái tên lợn “cắp nách” (một số nơi gọi là lợn lửng) là loại lợn đặc sản chỉ có ở vùng cao và nhiều nhất ở Lai Châu. Mỗi con chừng 10-15kg, con nào to cũng chỉ khoảng 20kg. Ăn thịt lợn “cắp nách” chẳng khác nào ăn thịt thú rừng mà không phạm pháp. Bởi vì loài lợn này được thả vào trong rừng từ khi mới đẻ, tự kiếm ăn để sống.

Đây thực chất là giống lợn đặc trưng truyền thống. Chuyên thả rông chẳng phải nuôi dưỡng của đồng bào. Chính vì ăn cỏ cây, lại chậm lớn nên thịt chúng rất thơm ngon. Hầu như không có mỡ, miếng nào có một tý mỡ thì cũng không ngấy.

Có nhiều cách chế biến món ăn ở Lai Châu – lợn cắp nách thành đặc sản như tiết canh, luộc, hấp, nướng, hun khói, xào…

Ảnh: internet

Cá bống vùi gio

Nếu du khách có dịp đến với bản Vàng Pheo – Phong Thổ – Lai Châu. Du khách sẽ được thưởng thức những hương vị ẩm thực rất riêng biệt của đồng bào dân tộc Thái trắng. Người dân nơi đây ưa cái hương vị đậm đà của các món nướng như: Pa pỉnh tộp, rêu nướng … và không thể không kể đến món cá bống vùi gio.

Cá bống nơi đây thường được bắt ở các con sông, con suối, con cá bống nào to lắm mới bằng ngón tay trỏ của người lớn. Để có được món cá bống vùi gio ngon và đẹp mắt phải trải qua khá nhiều bước tiến hành kì công. Đòi hỏi sự khéo léo và kinh nghiệm của người chế biến.

Ảnh: Tây Bắc

Xôi tím

Xôi tím được đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ Thái, Dáy… làm với những bí quyết riêng. Từ những hạt gạo nếp nương thơm dẻo, hạt to đều không lẫn tẻ. Hương thơm ngọt, đem vo sạch rồi ngâm trong nước lã từ 6 – 8 giờ. Màu tím đặc trưng và hấp dẫn của xôi được nhuộm bằng loại cây có tên là Khẩu cắm (loại cây này chỉ có ở miền núi).

Nếu có dịp đến với các phiên chợ như Dào San, Sìn Hồ, hay chợ phiên San Thàng… du khách sẽ ấn tượng với hình ảnh những cô gái dân tộc gùi những gùi xôi xuống chợ bán. Quanh mình tỏa ra mùi thơm dẻo của gạo nếp nương và đặc biệt là màu tím đặc trưng vô cùng hấp dẫn. Thư thái ngồi bên bếp lửa thưởng thức xôi tím với cá nướng Pa pính tộp hay miếng chả quế. Thực khách sẽ cảm nhận được cả dư vị của núi rừng

Ảnh: Dân Việt

Pa pính tộp

Đây là tên gọi của món cá nướng. Những con cá to như là mè, chép, trôi sau khi được làm sạch sẽ nhét gia vị vào trong ổ bụng rồi kẹp chúng lại bằng những thanh que. Cá được nướng trên lửa than nên khi chín dậy mùi rất là thơm. Cái vị ngọt của cá tươi quyện lẫn với chút cay nồng của sả, của ớt, của mắc khén. Khiến cho món ăn trở nên vừa lạ miệng lại vừa ngon.

Ảnh: Lâm Việt

Canh tiết lá đắng

Ở Lai Châu có một đặc sản. Đó là món canh tiết lá đắng. Phải thưởng thức món ăn này du khách mới có thể cảm nhận được nét độc đáo trong nghệ thuật ẩm thực của vùng đất này.

Trước kia, khi món ăn này chưa phổ biến. Để tìm được lá đắng về làm canh không phải đơn giản. Bởi thứ cây này chỉ mọc ở nơi ven rừng, khe suối.

Thường thì chỉ khi có khách quý. Chủ nhà mới đi lên rừng tìm lá về nấu canh như một sự thể hiện lòng thân tình, mến khách. Bây giờ, bà con vùng này đã mang cây về trồng tại vườn nhà, trên nương, trên rẫy. Du khách có thể mua được lá vào mỗi dịp chợ phiên.

Ảnh: Poliva

Đến Lai Châu,trong tiết trời se lạnh, khi quây quần bên những người du khách thân. Nhâm nhi bát rượu ngô và thưởng thức canh lá đắng. Đưa vào miệng đủ vị đắng, cay, ngọt, bùi du khách sẽ thấy cuộc sống vùng cao sao biết bao thi vị…

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây