Việc khám sàng lọc, xét nghiệm trước khi mang thai là vô cùng quan trọng. Nếu chị em tiến hành xét nghiệm từ sớm sẽ có thể phòng tránh những căn bệnh di truyền nguy hiểm từ mẹ sang con. Từ đó đảm bảo sức khỏe bé lâu dài trong tương lai.
Lợi ích việc khám sàng lọc, xét nghiệm trước khi mang thai:
Ảnh: careplusvn.com
Xác định sớm các bất thường về sức khỏe của người cha, người mẹ có thể di truyền cho con cái. Giúp xác định bố hoặc mẹ có gen đột biến nào gây ra rối loạn nghiêm trọng về di truyền cho con hay không.
Các rối loạn thường gặp nhất ở đây gồm xơ nang, bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm, thiếu máu di truyền Thalassemia và bệnh Tay-Sachs,… Nguy cơ trẻ em mắc phải những chứng bệnh này còn cao hơn cả nguy cơ mắc phải bệnh Down. Gây ảnh hưởng tới việc thụ thai và sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ cũng như trẻ sau khi sinh.
Tạo tiền đề cho các bác sĩ đưa ra lời khuyên về thời điểm sinh con, phương pháp thụ thai, chuyển dạ an toàn, giúp bé khỏe mạnh.
Ngăn ngừa được nguy cơ sinh con mắc dị tật bẩm sinh, thai lưu không rõ nguyên nhân
Tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ dinh dưỡng và loại thuốc sử dụng để chuẩn bị một trạng thái cơ thể tốt nhất trước khi mang thai.
Hạn chế được khả năng xét nghiệm chọc ối hay sinh thiết nhau gai trong quá trình mang thai về sau
Các xét nghiệm trước khi mang thai:
Ảnh: poh.vn
Khám tổng quát – lâm sàng:
Bác sĩ yêu cầu biết về tiền sử sức khỏe của bản thân và gia đình.
Đo mạch, huyết áp, nghe tim phổi, kiểm tra chỉ số khối cơ thể và khám tổng quát cơ quan sinh dục
Khám và siêu âm vú
Xét nghiệm trước khi mang thai-Khám phụ khoa:
Khám và phát hiện các yếu tố nguy cơ có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của thai phụ và thai nhi như: polyp cổ tử cung, viêm nhiễm đường sinh dục, u xơ tử cung,…
Chụp X-quang tim phổi
Xét nghiệm trước khi mang thai-Siêu âm ổ bụng:
Đánh giá về hình thái học và phát hiện bất thường của các tạng trong ổ bụng như gan, lách, tụy, thận, tử cung, buồng trứng,…;
Xét nghiệm trước khi mang thai-Khám nha khoa:
Rất nhiều bà mẹ vì không coi trọng mà bỏ qua bước khám này. Trên thực tế, phụ nữ trong quá trình mang thai và sau khi sinh rất dễ mắc các bệnh răng miệng. Do phải ăn số lượng nhiều, ăn nhiều bữa. Khi mang thai bị bệnh răng miệng có thể dẫn đến nguy cơ sinh non
Trong quá trình khám răng, các bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách giữ gìn vệ sinh răng miệng và tư vấn về ảnh hưởng của tình trạng nhiễm trùng nướu răng đến thai kỳ.
Xét nghiệm trước khi mang thai-Điện tâm đồ:
Phát hiện các bệnh lý tiềm tàng có khả năng gây ảnh hưởng tới sức khỏe của thai phụ và thai nhi trong quá trình mang thai như rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim,…
Xét nghiệm huyết học:
Xét nghiệm công thức máu để kiểm tra nhóm máu, kiểm tra xem có mắc bệnh thiếu máu, bất thường tế bào máu,… hay không.
Xét nghiệm đông máu cơ bản, xét nghiệm sinh hóa máu:
Xét nghiệm sinh hóa máu để chẩn đoán xác định xem có mắc bệnh tiểu đường hoặc có vấn đề về chức năng gan, thận không
Xét nghiệm nước tiểu:
Xét nghiệm nước tiểu để phát hiện nhiễm trùng đường tiểu hoặc các vấn đề khác,… Gây nguy cơ dị tật bẩm sinh cho thai nhi như thai vô sọ, nứt đốt sống, não úng thủy, teo thận, nang thận, hai niệu đạo, dị tật tim mạch
Xét nghiệm nội tiết:
Giúp phát hiện sớm các bất thường của tuyến giáp (tuyến giáp đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển hệ thần kinh trung ương của thai nhi)
Xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục
Xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm có thể gây ảnh hưởng tới thai kỳ
Xét nghiệm sàng lọc virus:
Ảnh: baosonhospital.com
xét nghiệm trước khi mang thai-HIV:
Nếu người phụ nữ đã bị nhiễm HIV thì không nên có thai. Xét nghiệm HIV trước khi mang thai sẽ giúp phát hiện sớm và có phương tiện trị liệu thích hợp
Xét nghiệm trước khi mang thai-Rubella, Sởi, Quai bị:
Thai phụ mắc các bệnh này dễ gây sẩy thai, thai chết lưu hoặc sinh non. Trẻ mắc Rubella bẩm sinh có các biểu hiện nghiêm trọng như điếc, mù, dị tật tim, chậm phát triển tâm thần và các bất thường khác.
Viêm gan siêu vi B:
Nguy cơ biến chứng về sau như suy gan, ung thư gan, xơ gan và tử vong.
Tiêm phòng trước khi mang thai
Ảnh: hongngochospital.vn
Phụ nữ chưa tiêm ngừa uốn ván, bạch hầu và ho gà nên chủng ngừa trước khi mang thai. Nên chích cả hai vợ chồng.
Cúm:
Vắc xin phòng cúm có thể chích trước, trong và sau khi mang thai. Vắc xin cúm dạng xịt mũi không được sử dụng cho thai phụ. Nên chích cả hai vợ chồng.
Viêm gan B
Tất cả phụ nữ có nguy cơ cao chưa được tiêm phòng nên chủng ngừa viêm gan B trước khi mang thai. Trước khi chích vắcxin ngừa viêm gan siêu vi B cần thực hiện hai xét nghiệm HBsAg và antiHBs để biết mình có mắc bệnh, có kháng thể hay không. Vắc xin có thể chích trước, trong và sau khi mang thai nếu được chỉ định. Nên chích cả hai vợ chồng.
Thuỷ đậu:
Phụ nữ trong độ tuổi mang thai và đang không có thai đều cần tiêm chủng vắcxin thủy đậu. Sau đó không nên có thai trong ít nhất từ 1 đến 3 tháng sau khi tiêm. Vắcxin thủy đậu không được chích cho thai phụ. Nên chích cả hai vợ chồng
Rubella
Những phụ nữ chưa tiêm vắcxin hay chưa có miễn dịch với Rubella. Nên tiêm chủng vắcxin MMR và cần tránh mang thai trong ít nhất từ 1 đến 3 tháng. Vắcxin MMR không được chích cho phụ nữ mang thai. Nên chích cả hai vợ chồng
Tiền sản giật
Phụ nữ trước khi mang thai có nguy cơ hoặc đã từng có tiền sử tiền sản giật. Sẽ được các bác sĩ tư vấn về các yếu tố nguy cơ, triệu chứng và quản lý tiền sản giật cũng như dự phòng với Canxi và Aspirin.
BCG
Xét nghiệm phản ứng da tuberculin TST giúp phát hiện bệnh lao. Nếu kết quả âm tính, cần tiêm phòng vắc-xin BCG.
Chế độ dinh dưỡng:
Ảnh: namnguyenduoc.com
Ngoài các xét nghiệm trước khi mang thai nói trên, chị em nên chú ý về chế độ dinh dưỡng để chuẩn bị chào đón một thành viên mới trong gia đình. Chị em có thể tham khảo thêm thông tin: Các mẹ cần chế độ dinh dưỡng ra sao để dễ mang thai nhất?