Thời điểm nào bà bầu ăn trứng ngỗng để bé thông minh

0
333
ba-bau-an-trung-ngong
Ảnh: suckhoehangngay.vn

Trong trứng ngỗng có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao hơn so với trứng gà, trứng vịt. Trứng ngỗng giúp cơ thể mẹ cung cấp nhiều dưỡng chất cho thai nhi. Bầu ăn trứng ngỗng là kinh nghiệm dân gian truyền nhau để sinh con thông minh hơn. Vậy bà bầu ăn trứng ngỗng có giúp con thông minh hơn? Bà bầu ăn trứng ngỗng vào tháng thứ mấy?

Dinh dưỡng của trứng ngỗng

ba-bau-an-trung-ngong

Ảnh: tapchinhabep.net

Trứng ngỗng có kích thước lớn hơn gấp 3 lần trứng gà thông thường. Trứng ngỗng cũng có mùi vị béo và đậm đà hơn. Trứng ngỗng là một trong những thực phẩm cho bà bầu giàu dinh dưỡng. Trong trứng ngỗng có chứa axit amin hoàn chỉnh và các thành phầm khác dễ hấp thụ.

Trứng ngỗng có trọng lượng gấp 4 lần trứng gà, và chứa tới 13,5% protein, 13,2% lipid. Ngoài ra, nó còn có nhiều vitamin A, vitamin B1, Vitamin B2, các khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Trứng ngỗng chứa các axit amin cần thiết cho phụ nữ mang thai và các vi chất dinh dưỡng vitamin A, D, E, riboflavin và thiamine cùng các chất khoáng sắt, phốt pho, canxi. Các thực phẩm khác cũng có thể chứa các chất dinh dưỡng tương tự nhưng trứng ngỗng là món chứa những axit amin hoàn chỉnh, nhiều chất dinh dưỡng hơn và dễ hấp thu hơn.

Đây đều là những dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe bà bầu và sự phát triển của thai nhi. Do đó, quan điểm cho rằng ăn trứng ngỗng tốt cho bà bầu có phần đúng.

Bà bầu nên ăn trứng ngỗng vào tháng thứ mấy?

ba-bau-an-trung-ngong

Ảnh: suckhoehangngay.vn

Bà bầu nên ăn trứng ngỗng từ tháng thứ 3 trở đi. Vì trong trứng ngỗng có nhiều vitamin A. Việc dùng quá liều vitamin A trong những tháng đầu thai kỳ có thể sẽ gây dị tật thai nhi.

Bà bầu ăn trứng ngỗng có tốt không?

Ngoài protein cao hơn trứng gà 13.5% thì tất cả các dưỡng chất khác từ trứng ngỗng không thể sánh được với trứng gà.

Hàm lượng vitamin A trong trứng ngỗng chỉ bằng 1 nửa so với trứng gà, trong khi đó vitamin A đặc biệt quan trọng và cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.

Trứng ngỗng chứa hàm lượng cholesterol khá cao. Một quả trứng có đến 1.227mg cholesterol. Lượng Cholesterol và lipid có trong trứng ngỗng cao hơn trứng gà mà điều này lại dễ khiến mẹ bầu bị thừa cân khi mang thai. Các chuyên gia khuyên mẹ bầu ăn trứng ngỗng không quá thường xuyên để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tim mạch.

Những người bị bệnh tim mạch, mỡ máu, huyết áp cao thì nên hạn chế ăn trứng ngỗng. Các mẹ bầu nào được chẩn đoán tiền sản giật thì không nên ăn.

Bà bầu ăn trứng ngỗng-Cách chọn trứng ngỗng

ba-bau-an-trung-ngong

Ảnh: ngonaz.com

Chọn loại trứng ngỗng cho bà bầu có nguồn gốc và đảm bảo vệ sinh thực phẩm là tốt nhất. Khi chọn trứng ngỗng, bà bầu cần biết phân biệt trứng mới và trứng cũ để đảm bảo nguồn dinh dưỡng không bị hao hụt.

Soi trứng bằng đèn hoặc ánh sáng tự nhiên:

Nắm quả trứng trong lòng bàn tay và chỉ 2 đầu của quả trứng. Nhìn vào đầu của quả trứng và soi đầu còn lại lên trên ánh sáng. Xem bên trong của quả trứng có vết máu, ký sinh trùng hoặc bất cứ vấn đề nào không. Chỉ nên chọn loại có màu hồng và trong suốt có 1 chấm hồng.

Lắc trứng để kiểm tra:

Dùng ngón trỏ và ngón cái cầm trứng ngỗng đưa sát vào tai rồi lắc nhẹ. Nếu trứng lắc không kêu chứng tỏ đây là trứng ngỗng mới. Nếu có tiếng ọc ọc thì không nên chọn.

Cho vào dụng dịch nước muối 10%:

Bà bầu hãy lấy 1 quả trứng ngỗng cho vào dung dịch nước muối 10%. Sẽ có 3 trường hợp xảy ra:

  • Nếu quả trứng ngỗng chìm xuống đáy thì đây là quả trứng mới đẻ trong ngày.
  • Nếu lơ lửng ở giữa thì có nghĩa quả trứng này đã được 3 – 5 ngày.
  • Nếu nổi bên trên thì gần như trứng đã để lâu và tránh chọn những quả này.

Bà bầu ăn trứng ngỗng-Cách luộc trứng để đảm bảo dinh dưỡng

ba-bau-an-trung-ngong

Ảnh: youtube.com

Rửa sạch trứng trước khi luộc.

Thả trứng nhẹ nhàng vào nồi để tránh bị nứt, vỡ.

Cho nước lạnh vào nồi rồi đổ từ trên đỉnh xuống rồi mới cho lên bếp đun sôi.

Hãy canh giờ sôi của trứng trong khoảng 13 phút để đảm bảo dinh dưỡng.

Ngoài ra, bạn có thể chế biến trứng ngỗng hấp hoặc rán tùy theo sở thích ăn uống của bạn.

Lưu ý cho bà bầu ăn trứng ngỗng

Đảm bảo ăn trứng ngỗng chín, tránh ăn lòng đào vì có thể thời gian này hệ tiêu hóa của mẹ bầu yếu.

Tránh ăn trứng ngỗng cùng một số loại thực phẩm như: Sữa động vật, nước chè, tỏi và quả hồng. Đây là những loại đại kỵ kiêng ăn cùng trứng vì có thể bị ngộ độc.

Mẹ bầu có thể ăn trứng ngỗng mỗi tuần 1 lần, tránh ăn quá nhiều và ăn cách nhau thời gian xa để tránh ngán.

Luộc xong nên ăn ngay, không để quá lâu hoặc qua đêm vì không tốt cho sức khỏe.

Nguồn dinh dưỡng tốt hơn trứng ngỗng

ba-bau-an-trung-ngong

Ảnh: kynaforkid.vn

Thịt heo, thịt bò, thịt gà:

Bổ sung nhiều chất đạm, sắt cần thiết cho sự phát triển của thai nhi

Rau xanh, hoa quả:

Cung cấp chất xơ, vitamin cần thiết cũng như cấp nước thêm cho mẹ bầu và hỗ trợ hấp thu các chất khác.

Hải sản, các loại đậu, hạt:

Cung cấp nguồn canxi tự nhiên, chất béo thực vật để trẻ phát triển thể chất cứng cáp và tránh loãng xương cho mẹ.

Để biết thêm thông tin, mẹ tham khảo thêm: Top 16 thực phẩm giúp bé phát triển toàn diện mẹ không lo tăng cân vào 3 tháng cuối thai kỳ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây