Cẩm nang nuôi con tháng đầu tiên theo khoa học cực dễ

0
273
cam-nang-nuoi-con-thang-dau-tien-theo-khoa-hoc-cuc-de-3
Ảnh: medasansang.com

Trẻ sơ sinh ở những tháng đầu tiên còn quá non nớt, sức đề kháng lại kém nên rất cần đến sự chăm sóc cẩn thận, khoa học từ cha mẹ. Với những người lần đầu làm cha mẹ thì đây là một khâu gây nên nhiều bối rối, bỡ ngỡ. Nếu bạn cũng đang trong hoàn cảnh ấy thì chớ nên bỏ qua kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh được chia sẻ dưới đây.

Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn

cam-nang-nuoi-con-thang-dau-tien-theo-khoa-hoc-cuc-de-1
Ảnh: benh.vn

Sữa mẹ dễ tiêu hóa và chứa nhiều kháng thể giúp bé chống lại các tác nhân gây hại cho sức khỏe. Mẹ nên cố gắng cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong vòng 1 năm đầu đời. Nếu mẹ thiếu sữa có thể cho trẻ uống thêm sữa công thức.

Vài tuần đầu sau sinh bé bú 1 – 2 giờ/lần, mỗi cữ bú dài 15 – 30 phút tùy nhu cầu của từng bé. Khi đến cữ bú mà bé đang ngủ mẹ cũng không cần đánh thức bé vì cơ thể bé vẫn có đủ nguồn năng lượng dự trữ trong thời gian này. Sau khi con thức giấc mẹ có thể cho con bú bù.

Những trẻ sinh non do chưa có sự phối hợp tốt giữa 3 phản xạ thở, bú và nuốt nên dễ bị sặc khi bú. Để khắc phục điều này, mẹ nên cho con bú theo nhu cầu, không ép trẻ, mỗi cữ nên ăn ít một. Theo kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh thì sau khi trẻ ăn hãy đỡ trẻ ở tư thế cao đầu. Nghiêng mặt bé sang một bên và vỗ ở hơi cho trẻ dễ tiêu.

Vỗ ợ hơi cho trẻ

Mẹ hãy bế bé ở tư thế vác vai, để bụng bé áp sát ngực mẹ, đầu tựa vào vai mẹ, khum tay nhẹ nhàng. Thực hiện trong khoảng 10 – 15 phút. Vỗ ợ hơi giúp trẻ tiêu hóa tốt, tránh được tình trạng ọc sữa, trào ngược dạ dày thực quản.  vỗ lưng cho bé.

Đặt bé ngủ

Có một giấc ngủ ngon là điều kiện không thể thiếu để trẻ phát triển tốt cả về thể chất và tinh thần. Mẹ cần chuẩn bị cho bé môi trường ngủ thoáng mát, sạch sẽ và yên tĩnh. Theo kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh: trẻ được ăn no, vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Cùng với phòng ngủ yên tĩnh và thoáng mát sẽ giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon hơn.

Trẻ được sinh đủ tháng, khỏe mạnh nên ở trong phòng có nhiệt độ 28ºC. Không nên để nhiệt độ phòng quá thấp để tránh làm trẻ cảm lạnh. Và không nên để nhiệt quá cao dễ khiến trẻ nóng bức, đổ mồ hôi, ngủ không ngon giấc.

Mẹ có thể massage nhẹ nhàng cho bé sau đó đung đưa nhẹ hoặc cho bé nghe nhạc dịu nhẹ, hát ru để bé dễ dàng đi vào giấc ngủ.

Mẹ cần chú ý tư thế ngủ, nếu bé có thói quen nằm sấp thì hãy theo dõi cẩn thận để tránh ngạt thở.

Chăm sóc rốn cho trẻ

cam-nang-nuoi-con-thang-dau-tien-theo-khoa-hoc-cuc-de-2
Ảnh: mekheochamcon.com

Cuống rốn của trẻ sơ sinh là vết thương hở, cần phải được chăm sóc đúng cách.

Mẹ vệ sinh tay của mình thật sạch rồi dùng cồn 70 độ sát trùng trước khi chăm sóc rốn cho bé.

Tháo băng rốn và gạc ra cho bé một cách nhẹ nhàng.

Quan sát kĩ mặt cắt và xung quanh rốn xem có bị đỏ, viêm đỏ, có mủ, có chảy dịch hay chảy máu không, có mùi hôi hay có gì bất thường không.

Dùng nước muối sinh lý sát trùng vùng da quanh rốn của bé.

Khi quấn tã, không nên để bất kỳ thứ gì vấy bẩn vùng này và hãy quấn tã dưới rốn của bé.

Các trường hợp bất thường sau cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay:

Có nước dịch vàng, mùi hôi hoặc có mủ ở rốn.

Chảy nhiều máu ở rốn và khó cầm.

Sưng, đỏ vùng da quanh rốn.

Trên 3 tuần nhưng trẻ chưa rụng rốn.

Kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh-Chăm sóc da cho bé

cam-nang-nuoi-con-thang-dau-tien-theo-khoa-hoc-cuc-de-3
Ảnh: medasansang.com

Trẻ sơ sinh có làn da rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Mẹ nên chọn mua các loại quần áo có chất liệu mềm, thoáng. Giặt quần áo của bé bằng xà phòng dành cho trẻ.

Sau khi bé đi vệ sinh cần thay tã ngay, chọn loại tã không có các thành phần dễ gây kích ứng cho da. Cần rửa sạch vùng mặc tã với chất làm sạch nhẹ dịu sau đó lau khô rồi mới mặc tã mới cho bé.

Chọn loại sữa tắm dịu nhẹ, có độ pH phù hợp với làn da của trẻ sơ sinh, luôn vệ sinh để rốn của bé sạch và khô.

Cho bé tắm nắng mỗi ngày để tăng lượng canxi, vitamin D3 giúp cho quá trình phát triển của bé.

Kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh-Chăm sóc mắt, lưỡi, mũi cho trẻ

cam-nang-nuoi-con-thang-dau-tien-theo-khoa-hoc-cuc-de-4
Ảnh: yhoccongdong.com

Không để hóa chất độc hại ảnh hưởng đến mắt trẻ. Nếu trẻ bị chảy nước mắt và ghèn nhiều trong những ngày đầu sau sinh. Hãy vệ sinh mắt cho trẻ bằng nước muối sinh lý trẻ em hàng ngày. Nên sử dụng khăn riêng để lau mặt cho bé.

Mũi, lưỡi của bé là những bộ phận cũng cần phải vệ sinh sạch sẽ hàng ngày. Mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý để làm sạch lưỡi. Giảm số lượng những sinh vật gây hại trong miệng và giúp trẻ cảm nhận được hương vị tốt hơn. Mẹ có thể tham khảo thêm: Những cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ an toàn

Kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh-Đo thân nhiệt cho trẻ

Mẹ hãy chuẩn bị một chiếc nhiệt kế, để mỗi khi thấy bé nóng lên hay chân tay lạnh có thể đo nhiệt độ cho bé. Theo kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh nhiệt độ bình thường của trẻ sơ sinh là từ 36,5 đến 37 độ C.

Nếu nhiệt độ cao hơn 37,5 độ C thì nên cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thông thoáng và bỏ bớt chăn cho trẻ, cho bé bú nhiều hơn

Nếu nhiệt độ cao hơn 38 độ C thì có nghĩa trẻ đã bị sốt. Hãy đưa trẻ đến khám và điều trị ngay tại các cơ sở y tế.

Tuyệt đối không được để người khác ôm, hôn vào miệng trẻ. Việc làm này sẽ tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và các loại vi trùng có hại xâm nhập, gây bệnh cho trẻ.

Khi ra khỏi môi trường bụng mẹ là lúc bé sẽ phải tự thích nghi với môi trường sống bên ngoài. Hãy tìm hiểu thật kỹ, chọn lọc thông tin để có kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh theo khoa học.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây