Trong khoảng thời gian bao lâu bạn nên đi tầm soát ung thu cổ tử cung?

0
300
trong-khoang-thoi-gian-bao-lau-ban-nen-di-tam-soat-ung-thu-co-tu-cung-2
Ảnh: chuyenvochong.net

Tầm soát ung thư cổ tử cung rất quan trọng đối với chị em phụ nữ. Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phổ biến thường gặp. Việc phòng và phát hiện sớm và điều trị bệnh ung thư cổ tử cung sao cho hiệu quả nhất luôn nhận được sự quan tâm từ các chị em phụ nữ. Cùng theo dõi bài viết này để tìm hiểu thêm thông tin nhé

Tầm soát ung thư cổ tử cung có quan trọng không?

Số lượng bệnh nhân mắc bệnh ung thư ngày càng tăng lên đáng kể. Ung thư là căn bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi. Mỗi năm nước ta tiếp nhận khoảng hơn 150.000 ca ung thư và trong số đó có đến 75.000 người tử vong. Hầu hết người mắc bệnh phát hiện rất muộn, khi bệnh đã diễn biến đến giai đoạn cuối, khó có khả năng chữa khỏi.

Tầm soát ung thư sớm, chẩn đoán phát hiện được bệnh sớm thì tỷ lệ chữa được bệnh càng cao.

Các tế bào cổ tử cung thường sẽ mất từ 3-7 năm để biến đổi thành ung thư. Việc sàng lọc, chẩn đoán phát hiện ra các tế bào bất thường sớm tỷ lệ điều trị bệnh thành công tới 80 – 90%. Ung thư ở giai đoạn đầu chưa di căn sang các bộ phận khác nên ít gây nguy hiểm hay đau đớn cho bệnh nhân, từ đó giảm tỷ lệ tử vong. Nếu để quá muộn thì các tế bào bất thường phát triển mạnh hơn, hiệu quả điều trị sẽ giảm dần.

Phụ nữ có các nguy cơ thấp có thể được kiểm tra thường xuyên hơn để theo dõi xem có trở lại bình thường hay không. Phụ nữ có các nguy cơ cao có thể được điều trị để loại bỏ các tế bào.

trong-khoang-thoi-gian-bao-lau-ban-nen-di-tam-soat-ung-thu-co-tu-cung-1
Ảnh: baosonhospital.com

Kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung có độ chính xác cao không?

Tầm soát ung thư cổ tử cung là cách sàng có độ chính xác cao nhất. Trước khi xét nghiệm, chị em nên lưu ý:

Không áp dụng tầm soát ung thư cổ tử cung với mẹ bầu

Không tầm soát ung thư cổ tử cung với trường hợp phá, sảy thai trong 20 ngày trước đó.

Tránh quan hệ tình dục trong vòng 2 ngày trước khi xét nghiệm

Không sử dụng tăm bông âm đạo trong 2-3 ngày trước khi làm xét nghiệm.

Tránh sử dụng các sản phẩm thuốc âm đạo, sản phẩm vệ sinh âm đạo trong vòng 2 ngày trước khi xét nghiệm

Tránh tầm soát khi đang có kinh nguyệt. Nên làm sau khi kết thúc chu kỳ kinh nguyệt khoảng 3 – 5 ngày.

Các trường hợp âm đạo bị viêm nhiễm thì nên điều trị trước khi làm xét nghiệm.

Kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung có thể âm tính hoặc dương tính. Có thể xảy ra âm tính giả hoặc dương tính giả. Nếu kết quả dương tính thì chị em nên bình tĩnh và tiến hành thực hiện các xét nghiệm sâu hơn.

trong-khoang-thoi-gian-bao-lau-ban-nen-di-tam-soat-ung-thu-co-tu-cung-2
Ảnh: chuyenvochong.net

Khi nào thì nên đi tầm soát?

Thời điểm thực hiện và loại xét nghiệm phụ thuộc vào tuổi và bệnh sử mỗi người. Phụ nữ từ 21 tuổi trở lên thì nên đi tầm soát ung thư cổ tử cung. Vì sau 21 tuổi mọi phụ nữ đều có nguy cơ mắc phải căn bệnh này khi bắt đầu có quan hệ tình dục. Phụ nữ từ 21 – 29 tuổi nên làm xét nghiệm Pap (ThinPrep Pap hoặc Pap smear) 3 năm/lần. Không xét nghiệm HPV do tần suất nhiễm vi rút HPV ở độ tuổi 21 đến 29 nằm trong khoảng 20%.

Bệnh ung thu cổ tử cung phổ biến nhất là độ tuổi 30 – 44 tuổi. Phụ nữ từ 30 – 65 tuổi nên làm xét nghiệm Pap và HPV. Tần suất thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung tùy thuộc vào loại xét nghiệm chị em chọn.

Nên ngừng sàng lọc ung thư cổ tử cung sau 65 tuổi nếu không có tiền sử tế bào cổ tử cung bất thường. Kết quả xét nghiệm Pap âm tính liên tiếp trong vòng 10 năm, kết quả gần nhất được thực hiện trong vòng 5 năm.

Phụ nữ đã được tiêm vắc-xin ngừa HPV vẫn cần sàng lọc theo nhóm tuổi. Vì vắc xin này chỉ có hiệu lực bảo vệ từ 4- 6 năm và không ngăn ngừa được tất cả các chủng virus HPV gây ung thư.

Phụ nữ có tiền sử ung thư cổ tử cung, bị nhiễm HIV, có hệ miễn dịch bị suy yếu. Những người bị tiếp xúc với diethylstilbestrol (DES) trong bào thai. Cần tầm soát cổ tử cung thường xuyên hơn chứ không phải tuân theo lịch trình thường qui.

trong-khoang-thoi-gian-bao-lau-ban-nen-di-tam-soat-ung-thu-co-tu-cung-3
Ảnh: genvita.vn

Những triệu chứng cần lưu ý:

Ung thư cổ tử cung ở giai đoạn đầu không có dấu hiệu rõ ràng. Chỉ có thường xuyên thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu mới phát hiện bệnh. Khi gặp những triệu chứng bất thường sau chị em cần đi khám bác sĩ ngay:

  • Sụt cân nhanh không rõ nguyên nhân
  • Ho ra máu, khàn tiếng, ho dai dẳng
  • Thường xuyên tiểu ra máu;
  • Xuất huyết âm đạo bất thường, chu kỳ kinh nguyệt không đều
  • Thấy khối u cục ở vú
  • Khó nuốt, tức ngực, cảm thấy vướng ở họng

Chị em nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ tư vấn phương pháp sàng lọc phù hợp nhất. Để chủ động phòng ngừa ung thư cổ tử cung, chị em trong độ tuổi từ 9-26 tuổi cần tiến hành tiêm vắc xin HPV càng sớm càng tốt. Các bậc phụ huynh nên cho con em mình tiêm vắc xin từ 9-15 tuổi để đảm bảo an toàn cao nhất trước căn bệnh nguy hiểm này.

Bác sĩ thường khuyến cáo nên tiến hành khám, xét nghiệm tầm soát ung thư định kỳ 1 năm 1 lần hoặc ít nhất 2 năm một lần. Dù bạn đang khỏe mạnh thì tầm soát ung thư cổ tử cung là việc nên làm.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây