3 bí quyết hướng dẫn cách làm sao để giữ dáng khi bầu

0
370
Ảnh: phunusuckhoe.vn

Làm sao để giữ dáng khi bầu mà vẫn đảm bảo được sức khoẻ của mẹ và bé? Vóc dáng là điều quan trọng nhất cần được giữ gìn của phụ nữ. Khi mang thai và sinh con vóc dáng của người phụ nữ bị ảnh hưởng trầm trọng. Hãy cùng tham khảo những bí quyết dưới đây để có một vóc dáng hoàn hảo trong suốt thai kỳ

Luyện tập giữ dáng trước khi mang thai

Ảnh: bcare.vn

Thói quen luyện tập trước khi mang thai sẽ giúp bạn sức khỏe để chống chọi với những thay đổi do hormone thai kỳ gây nên. Có thể tham gia các bộ môn: gym, Boxing hay fitness,… rất thích hợp với các chị em trẻ trung hiện đại. Mang lại hiệu quả giảm cân, săn chắc cơ thể, xả tres. Đặc biệt là nâng cao kỹ năng tự vệ cho chị em rất cần thiết.

Thói quen luyện tập trước khi mang thai sẽ giúp bạn không cảm thấy khó khăn khi lên lịch luyện tập vào thời gian mang nặng. Luyện tập thường xuyên cũng giúp quá trình vượt cạn diễn ra suôn sẻ hơn. Mẹ sẽ không gặp nhiều chướng ngại trong giai đoạn hồi phục vóc dáng sau sinh.

Ưu tiên luyện tập giữ dáng mọi lúc

Ảnh: phunusuckhoe.vn

Dù bận rộn bạn cũng nên dành thời gian cho việc luyện tập. Thói quen luyện tập đều đặn ngoài việc giữ dáng. Nó còn giúp duy trì sức khỏe, tăng khả năng thụ thai. Ngăn ngừa tiểu đường, cao huyết áp thai kỳ. Nâng cao sự dẻo dai cho mẹ sau sinh. Mỗi giai đoạn mang thai hãy chọn bộ môn và cường độ tập luyện phù hợp vào sức khoẻ của bạn.

Không nhất thiết phải tập một bộ môn hoặc nghe theo lời khuyên và kinh nghiệm của người khác. Có thể tập xen kẽ các bộ môn và bài tập để không cảm thấy nhàm chán. Hãy chọn phương pháp mà bạn thích nhất. Khi yêu thích, bạn mới có hứng luyện tập chăm chỉ. Gợi ý là nên tham khảo ý kiến của bác sỹ và huấn luyện viên.

Đi bộ để giữ dáng khi bầu

Ngoài việc tới phòng tập, bạn có thể rủ chồng cùng đi dạo, hít thở khí trời, mua sắm ít đồ. Đi bộ mang lại những lợi ích cho mẹ bầu:

  • Giảm nguy cơ bị táo bón ở mẹ bầu
  • Giúp mẹ kiểm soát cân nặng của cơ thể, đốt cháy năng lượng hiệu quả. Giúp bé không bị tăng cân quá mức. Quá trình chuyển dạ sẽ trở nên dễ dàng hơn.
  • Đi bộ giúp cơ thể mẹ bầu luôn khỏe mạnh. Giảm nguy cơ bị đái tháo đường và tiền sản giật khi mang thai.
  • Khi bạn ngồi quá lâu, chân bạn dễ bị đau nhức và khó chịu. Việc đi bộ sẽ giúp giảm đau nhanh chóng.

Nạp năng lượng với thực phẩm lành mạnh

Ảnh: emvame.com

Chế độ dinh dưỡng cân bằng:

Khi mang thai các mẹ không cần phải quá kén chọn khi ăn. Không cần phải ăn quá nhiều trong thời gian mang thai. Mẹ cần một chế độ ăn cân bằng với: nhiều rau quả xanh, các thực phẩm giàu đạm, đủ béo, và các loại ngũ cốc.

Mẹ vẫn phải hấp thụ tối thiểu 200 calories mỗi ngày vào giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ. Vào 3 tháng cuối thai kỳ thì tăng lên 500 calories mỗi ngày. Tùy theo cân nặng và tình trạng sức khỏe. Lượng calories hấp thụ của mỗi bà mẹ sẽ khác nhau

Bổ sung các loại hạt dinh dưỡng:

Ảnh: bakerbaking.com

Ngoài gạo lức và các hạt ngũ cốc thì các hạt dinh dưỡng : quả óc chó, hạnh nhân, hạt dẻ cười, hạt chia, hạt sen, hạt mắc ca… Có rất nhiều Vitamin tốt cho mẹ bầu và thai nhi. Bổ sung hạt dinh dưỡng giúp cho mẹ bầu có cảm giác no bụng. Tránh tình trạng mẹ lên cân quá nhiều trong thời kỳ mang thai.

Không bổ sung các loại đồ ăn vặt dầu mỡ. Ăn uống lành mạnh đi đôi với luyện tập điều độ giúp mẹ giữ dáng khi bầu. Nên tự nấu ăn ở nhà, giúp tiêu hao năng lượng thừa, đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình. Quan trọng là nhớ uống nhiều nước nữa nhé!

Để tìm hiểu thêm về chế độ dinh dưỡng, mẹ có thể tham khảo: Mẹ bầu cần ăn uống thế nào để mẹ đẹp con khỏe?

Tập thể dục khi mang thai

Ảnh: conlatatca.vn

Miễn là mẹ có một cơ thể khỏe mạnh. Thực hiện các bài thể dục nhẹ nhàng rất có lợi và được khuyến khích. Các mẹ nên có sự tư vấn an toàn từ bác sĩ trước khi tham gia các bài tập.

Ở 3 tháng đầu thai kỳ:

Chỉ nên thử với các bài tập nhẹ. Với những bà mẹ chưa bao giờ tập thể dục nên bắt đầu với việc đi bộ trong nửa tiếng. Không nên tập những động tác kéo dãn phần cột sống khi đang mang thai vì nó rất có hại cho thai nhi. Chỉ nên tập các động tác khiến bản thân cảm thấy thoải mái.

Bơi lội cũng là lựa chọn tuyệt vời và các mẹ không cần phải lo lắng gì về nó. Đừng nên tập thể dục với cường độ cao. Mang thai là thời điểm giữ dáng chứ không phải tạo dáng.

Ở 3 tháng giữa thai kỳ:

Lúc này mẹ đã quen với việc mang thai. Đây là thời điểm thích hợp để lên kế hoạch rèn luyện thể chất đối với các mẹ chưa từng vận động trước đó. Tuy nhiên do kích thước bụng bầu to hơn. Mẹ không được tập những động tác nằm ngửa. Chúng sẽ gây sức ép lên tử cung và làm gián đoạn quá trình chuyển máu đến thai nhi.

Ở 3 tháng cuối thai kỳ:

Các mẹ nên làm theo những gì cơ thể mách bảo. Tuy nhiên, đừng nên ngừng hẳn việc luyện tập. Nó giúp cho quá trình sinh con diễn ra suôn sẻ hơn. Sau khi sinh tầm 6 tuần, mẹ có thể tập luyện bình thường trở lại.

Các mẹ bầu thường suy nghĩ sai lầm rằng chế độ tập luyện sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Mẹ hoàn toàn có thể áp dụng hiệu quả những phương pháp trên giữ dáng khi bầu. Chúc các mẹ vui, khoẻ!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây