Cách vệ sinh bình sữa sai lầm có thể gây hại cho bé

0
628
phat-trien-cung-be-yeu-1
Ảnh: hegen.com.vn

Trẻ sơ sinh khả năng miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể còn rất kém. Khi đối mặt với vi khuẩn, trẻ sẽ luôn không thể chống chọi được. Nhiều bậc phụ huynh luôn chú ý đến việc vệ sinh hàng ngày cho bé, đặc biệt là vệ sinh bình sữa. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách vệ sinh bình sữa đúng cách. Nhiều mẹ vẫn luôn áp dụng cách sát khuẩn bình sữa bằng nước sôi. Tuy nhiên, phương pháp này không đơn giản và tiện lợi như mọi người vẫn tưởng. Có thể vô tình gây cho con nhiều hậu quả tai hại trong quá trình phát triển cùng bé yêu. Vậy cách vệ sinh bình sữa cho trẻ như thế nào để sát khuẩn, cùng tham khảo bài viết này nhé.

Tại sao cần phải vệ sinh bình sữa?

phat-trien-cung-be-yeu-1
Ảnh: hegen.com.vn

Các thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ hoặc sữa công thức thường bám rất chặt trên thành bình. Tạo điều kiện cho những loại vi khuẩn có hại phát triển gây nhiễm khuẩn, nấm mốc. Chúng sẽ hòa lẫn với sữa xâm nhập vào cơ thể của bé. Làm suy giảm hệ miễn dịch dẫn đến các bệnh về tiêu hóa. Các mẹ phải đảm bảo bình sữa luôn được sạch sẽ, bảo vệ cho hệ miễn dịch trong hành trình phát triển cùng bé yêu

Nên hay không nên vệ sinh bình sữa bằng nước sôi?

phat-trien-cung-be-yeu-2
Ảnh: suanaotot.com

Khi vệ sinh bình sữa bằng phương pháp này mẹ luôn phải giám sát trong quá trình vệ sinh. Bình sữa phải được nhúng 100% trong nước, thời gian sôi phải đủ 20 phút. Do thành nồi nóng nên bình sữa đặt sát nồi sẽ rất dễ bị nóng chảy. Trường hợp nhiều mẹ bận quá để quên nồi nấu quá lâu, tất cả các vật dụng đều bị bóp méo. Ngoài ra, sau khi vệ sinh bình sữa bằng nước sôi nếu không đậy nắp vung kín hay ngâm trong nước quá lâu vi khuẩn sẽ xâm nhập trở lại.

Phương pháp này nếu sử dụng nhiều lần trong một ngày thì bình sữa rất nhanh bị nứt vỡ, đổi màu và biến dạng. Do bình sữa được làm bằng nhựa thường không bền với nhiệt. Mẹ chỉ nên sử dụng phương pháp này 1 lần/ngày và lựa chọn bình sữa có chất liệu an toàn cho bé.

Lưu ý khi vệ sinh và bảo quản bình sữa

phat-trien-cung-be-yeu-5
Ảnh: 1check.vn

Sau 3 tháng, mẹ nên thay núm vú và 6 tháng thay bình sữa một lần

Khi thấy dấu hiệu rạn nứt bên trong bình, mẹ nên mua cho bé bình sữa mới. Vì các khe nứt đó có thể chứa rất nhiều vi khuẩn.

Bình sữa cần được khử trùng 1 lần/ngày, ngay cả khi mẹ đã rửa sạch bằng nước

Chọn bình sữa phù hợp, không nên mua bình sữa quá to hoặc quá bé.

Chọn bình sữa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đã qua kiểm nghiệm, đạt chất lượng tốt. Nếu chọn bình nhựa, mẹ nên xem kiểm tra kỹ xem bình đó có chứa thành phần BPA hay không. Với bình thủy tinh, mẹ nên chọn loại bình nhẹ và có khả năng giữ nhiệt độ sữa.

Sử dụng bình sữa trong mức độ chịu nhiệt cho phép khi vệ sinh. Để đảm bảo được chất lượng sữa cũng như kéo dài tuổi thọ bình.

Những sai lầm mẹ thường gặp

phat-trien-cung-be-yeu-6
Ảnh: vuaong.vn

 

Làm sạch bình sữa bằng nước

Việc vệ sinh bình sữa nếu chỉ sử dụng nước rồi sau đó tiệt trùng bình sữa bằng nước đun sôi là một sai lầm khá phổ biến. Các cặn sữa hay chất béo có trong sữa vẫn có thể đọng lại và bám chặt ở cổ bình, núm vú. Làm cho bình sữa có mùi hôi khó chịu, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại sinh sôi và phát triển. Gây ra các vấn đề rất nguy hiểm về tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy hay nhiễm khuẩn tiêu hóa trong quá trình phát triển cùng bé yêu. Mẹ nên vệ sinh bình sữa bằng bàn chải và nước rửa bình sữa chuyên dụng. Chú ý tới những vị trí có rãnh sâu, nhất là phần đáy bình để loại bỏ những chất cặn bã sót lại.

Vệ sinh bình sữa quá muộn – phát triển cùng bé yêu

Mẹ nên vệ sinh bình sữa ngay sau khi cho trẻ bú xong. Vệ sinh bình sữa càng sớm thì hiệu quả làm sạch càng cao. Vì nếu để lâu, sữa có thể bám chặt vào thành bình, gây khó rửa.

Mẹ hãy dừng ngay thói quen chờ khi nào cần sử dụng thì mới vệ sinh bình sữa. Mẹ nên rửa sạch bình sữa và tiệt trùng bình sữa ngay sau khi cho bé bú. Tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Rửa bình sữa, núm vú chung – phát triển cùng bé yêu

Núm vú là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với miệng bé và là bộ phận cần đặc biệt kỹ lưỡng trong việc vệ sinh. Đây là phần dễ bị vi khuẩn xâm nhập nhất của bình sữa và có thể ảnh hưởng tới hệ miễn dịch của bé. Một số núm vú giả, kém chất lượng tiềm ẩn khả năng tích lũy bụi bẩn nhiều hơn so với bình sữa.

Khi vệ sinh bình sữa, mẹ nên ngâm núm vú trong nước ấm khoảng 30 – 45 phút. Rồi lộn trái núm vú và chải với bàn chải nhỏ cán dài. Sau đó, mẹ lắp núm vú vào bình và cho nước sạch phun qua núm nhiều lần. Như vậy sẽ giúp rửa trôi vi khuẩn trong lỗ núm.

Để bình sữa ẩm rồi cất đi – phát triển cùng bé yêu

Việc để bình sữa còn ẩm mà đậy nắp cất đi luôn sẽ rất dễ nảy sinh vi khuẩn có hại. Sau khi rửa bình sữa xong, các mẹ nên giữ cho bình sữa, núm vú thật ráo nước. Tránh phơi ở những chỗ bụi bặm, nếu có thể hãy phơi ở dưới ánh nắng mặt trời.

Hi vọng rằng bài viết có thể giúp mẹ trong việc vệ sinh bình sữa cho bé đạt hiệu quả cao và an toàn nhất trong hành trình phát triển cùng bé yêu

Mọi thông tin liên hệ:

Đơn vị chủ quản

HỘI TRUYỀN THÔNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Đơn vị giao dịch quảng cáo

CÔNG TY CP LUXCAS VIỆT NAM

Địa chỉ: 275/70 Quang Trung, Phường 3, Quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh.

Website: https://amthucvietnam365.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/amthucvietnam3652021

Email: amthucvn365@gmail.com

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây