Hạt mít chắc hẳn đã không còn lạ gì với người dân Việt. Món ăn gắn liền với tuổi thơ thân thương của mọi người Chúng sau khi được chế biến mang hương vị béo, bùi, hấp dẫn mọi người. Hôm nay, bạn hãy cùng chúng tôi vào bếp thực hiện một món ăn vặt từ hạt mít, với hạt mít luộc chấm muối ớt nhé!
Nguồn gốc cây mít
Cây Mít (danh pháp hai phần: Artocarpus heterophyllus) là loài thực vật ăn quả, mọc phổ biến ở Đông Nam Á và Brasil. Mít thuộc họ Dâu Tằm (Moraceae) và được cho là có nguồn gốc từ Ấn Độ. Chi này có quan hệ gần và khó phân biệt với chi Ficus chứa các loài đa, sanh, si, sung, đề. Tên gọi chung phổ biến của các loài là Mít, Chay hay Sa Kê.
Hiện nay, cây Mít được trồng phổ biến ở các vùng nhiệt đới như: Ấn Độ, Bangladesh, Nepal, Sri Lanka, Campuchia, Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, và Philippines. Cây Mít cũng được tìm thấy trên khắp Châu Phi (như ở Cameroon, Uganda, Tanzania, Madagascar, và Mauritius ), cũng như ở nhiều nước nhiệt đới Nam và Trung Mỹ như Brazil, Jamaica…
Quả Mít và các sản phẩm từ quả Mít
Là một mặt hàng thực phẩm phổ biến trên khắp các châu lục khi giao thương Quốc tế ngày càng mở rộng. Tuy nhiên văn hóa ẩm thực từ quả Mít và các sản phẩm từ quả mít phong phú nhất ở Nam Á và Đông Nam Á.
Ở Việt Nam cây Mít đã được trồng trên khắp mọi miền đất nước từ lâu đời, trong đó có nhiều giống mít nổi tiếng như Mít nghệ, Mít mật, Mít dai, Mít ướt, Mít Tố Nữ…
Thay vì bỏ đi, phần hạt của các múi mít thường được giữ lại để mang đi luộc hoặc nướng ăn như một món tráng miệng. Phần bột bên trong hạt mít cũng tương tự như nhiều loại hạt khác, mang hương vị ngọt ngọt, bùi bùi rất thơm ngon. Ví dụ như món hạt Mít luộc chấm muối ớt và còn nhiều món chế biến từ trái Mít cho tới hạt Mít …
Công dụng của cây Mít
1. Lá, hoa và quả Mít non dược dùng làm rau
+ Lá Mít non được dùng làm rau:
Ở Việt nam và một số nước ở Châu Á lá Mít non được dùng làm rau sống, lá Mít non ít được ăn trực tiếp nhưng được dùng như thìa để xúc các món thịt bầm, xào… vừa là công cụ nhưng vừa là món rau xanh tăng hương vị. Về cách ăn này lá Mít chỉ được dùng để thay thế lá điều.
+ Hoa Mít được dùng làm rau (dái Mít):
Phát hoa đực của cây Mít được gọi là dái Mít (người Huế gọi là Mít đái). Dái Mít có vỏ mềm không cần gọt bỏ, có vị chát thơm nhẹ được luộc dùng trộn làm gỏi hay làm thức ăn chay.
Cụm hoa cái hình bầu dục ở ngay trên thân hoặc các cành già, khi còn nhỏ cũng được gọi là dái Mít, sau đó phát triển thành quả non. Đây là món rau đặc sản, chỉ được dùng do người có kinh nghiệm khi biết các loại hoa cái của cây Mít không còn giá trị để lấy quả (người thiếu kinh nghiệm không được hái hoa Mít).
+ Quả Mít non được dùng làm rau:
Ở Việt Nam: Quả Mít non đã phát triển thành quả Mít thật sự, vỏ cứng và có gai nên khi ăn phải gọt bỏ vỏ. Các quả Mít non còn dùng như một loại rau củ để nấu canh, kho cá, trộn gỏi… Quả Mít non không dùng để ăn sống mà được gọt vỏ và luộc, xé nhỏ để làm gỏi hay xắt nhỏ để xào, nấu như một loại rau.
2. Quả Mít chín là loại trái cây ngon
- Quả Mít chín được dùng để ăn tươi
- Mít chín được dùng làm thực phẩm đóng hộp
- Mít chín được dùng làm kem và nước giải khát
- Quả Mít chín dùng để chế rượu và nước giải khát lên men
- Các sản phẩm bánh, kẹo, mứt từ quả Mít chín
- Hạt Mít làm thực phẩm
3. Các bộ phận cây Mít được dùng làm thuốc
Mít có nhiều loại như Mít mật, Mít dai, Mít tố nữ (đặc sản miền Nam), ngoài giá trị dinh dưỡng, nhiều bộ phận của cây Mít còn là vị thuốc. Y học cổ truyền đã sử dụng Mít làm thuốc từ lâu đời. Hầu như tất cả các bộ phận của cây Mít đều được dùng làm thuốc.
Cách chế biến món hạt Mít luộc chấm muối ớt thơm ngon hấp dẫn
Hạt mít thơm bùi ăn cùng muối ớt cay cay là cả bầu trời của tuổi thơ.
1. Chuẩn bị nguyên liệu:
( Cho 4 người )
- Hạt mít 300 gr
- Muối 1 muỗng cà phê
- Dầu ăn 1 muỗng cà phê
- Ớt, đường
2. Tìm hiều thêm về nguyên liệu hạt Mít
Hạt mít được biết đến là loại hạt chứa nhiều chất dinh dưỡng vì thế từ xa xưa chúng ta đã có các món ăn ngon được làm từ loại hạt này như: hạt mít nướng, hạt mít luộc, sữa hạt mít…
Trong hạt mít có nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như calories, tinh bột, chất đạm (protein), chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất.
Khi dùng nhiều sẽ giúp chúng ta ngăn chặn, làm giảm và phòng ngừa khỏi các bệnh táo bón, bệnh trĩ, bệnh viêm ruột.
3. Các bước chế biến
Rửa và luộc hạt mít
Hạt mít mang đi rửa sạch, rồi để ráo.
Bắc nồi lên bếp, cho 1 muỗng cà phê muối và 2 chén nước vào đun sôi, nước vừa sôi bạn cho hạt mít vào luộc trong 10 phút với lửa vừa. Sau 10 phút bạn vớt hạt mít ra để ráo.
Chế biến hạt mít sơ lại cho thơm ngon hơn
Bắc chảo lên bếp, chảo nóng bạn cho hạt mít đã luộc vào rang với lửa vừa. Đảo đều tay để hạt mít không bị khét. Sau 10 phút bạn kiểm tra xem hạt mít đã chín chưa, hạt mít mềm thì bạn tắt bếp, cho hạt mít ra dĩa.
Làm muối ớt để chấm
Dầm ớt với muối, cho xíu đường.
Hạt mít sau khi luộc và chế biến sơ lại bạn nên ăn khi còn ấm sẽ ngon; thơm bùi đậm đà hơn khi bạn chấm muối ớt khi ăn kèm. Khiến món ăn hạt Mít luộc chấm muối ớt mang đậm nét dân tộc Việt. Và đều từng gắn liền với tuổi thơ của rất nhiều người trong chúng ta.
Với công thức làm hạt Mít luộc chấm muối ớt vừa đơn giản lại vô cùng nhanh chóng qua bài trên cung cấp. Hy vọng sẽ giúp các bạn làm đa dạng thêm thực đơn các món ăn vặt của mình nhé. Chúc bạn thực hiện thành công!