Bữa ăn đầy chất dinh dưỡng cho bé ở trường mầm non

0
2304
dinh-duong-cho-be 5
thực đơn đầy dinh dưỡng cho bé

Trẻ mẫu giáo, mầm non có sự phát triển vô cùng ấn tượng về thể chất, trí não, ngôn ngữ, vận động, thói quen ăn uống… Ở tuổi này trẻ bắt đầu thể hiện sự độc lập, ham học hỏi và khám phá thế giới; xuất hiện những hành vi “bắt chước” người lớn đặc biệt là trong vấn đề ăn uống. Do đó xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé trường mầm non; mẫu giáo sẽ là nền tảng vững chắc cho sự phát triển cân đối, toàn diện về thể chất và trí não của bé sau này.

Chất dinh dưỡng cân đối cho trẻ mầm non

Chất dinh dưỡng cho chúng ta biết được là trẻ cần được ăn gì và ăn bao nhiêu. Trong những thời điểm nào, để có thể điều chỉnh bữa ăn phù hợp với mọi lứa tuổi của trẻ. Chất dinh dưỡng cho bé, giúp bé phát triển thể chất một cách toàn diện nhất. Tránh các bệnh về dinh dưỡng như béo phì, còi xương, suy dinh dưỡng ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.

Nhìn vào tháp dinh dưỡng, chúng ta sẽ biết nên cho trẻ sử dụng những loại thực phẩm nào nhiều, loại nào ít. Với trẻ mầm non, nên cho trẻ dùng sữa hớt váng, ít béo thay cho sữa nguyên kem.

dinh-duong-cho-be 1
Tháp dinh dưỡng cho bé

Bữa ăn của trẻ mầm non gồm 3 bữa chính và 2 bữa phụ mỗi ngày. Lượng sữa cho trẻ từ 450 – 700ml cộng với khoảng 100 – 150ml nước hoa quả mỗi ngày; đồng thời bạn cố gắng khuyến khích trẻ hình thành những thói quen ăn uống tốt về sau.

Chế độ ăn uống hợp lý cho trẻ

Chế độ ăn uống cho trẻ là dạng thực đơn ghi lại các bữa mà buổi hôm ấy sẽ nấu cho các bé. Khi xây dựng thực đơn cho trẻ các mẹ cần lưu ý những bữa ăn vào buổi sáng. Bởi bữa sáng là bữa quan trọng nhất, nó cung cấp năng lượng cho bé hoạt động cả ngày sau một đêm dài.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bữa sáng bé cần hấp thụ nhiều protein, tinh bột và phải có thêm chất béo kèm theo canxi. Từ những chất dinh dưỡng cơ bản trên mình sẽ có thực đơn cho trẻ mầm non theo bữa sáng như sau:

Các loại cháo

Thường vào bữa sáng các bé khá lười ăn do khẩu vị buổi sáng khá kén. Vì thế mẹ nên chọn những món ăn phải tươi, thơm ngon làm dậy vị giác của trẻ. Hơn nữa buổi sáng sẽ thường ăn 1 lượng vừa phải thực phẩm nên phải chọn loại thực phẩm giàu dinh dưỡng.

dinh-duong-cho-be 3
cháo đầy đủ dinh dưỡng cho bé

Nhiều bà mẹ thường chọn nấu các loại cháo cho trẻ. Ví dụ bữa sáng có thể đi kèm 1 ly sữa ấm và 1 bát cháo thịt kèm rau. Tất cả hỗn hợp thịt rau và gạo sẽ được xay ở dạng đặc sệt rồi nấu cho trẻ. Hoặc các mẹ cũng có thể đổi thành món cháo tôm rau cải. Món này cũng khá ngon và bổ dưỡng. Tôm được thêm vào thực đơn cho trẻ mầm non; bữa sáng có thể thay thế cho sữa để bổ sung canxi cho trẻ.

Các loại bún, phở

Trẻ em thường rất thích ăn bún hoặc phở bởi các sợi bún khá mềm và dễ ăn. Hơn nữa nấu món này khá đơn giản. Nguyên liệu bạn chỉ cần là bún và đi kèm hành lá, thịt băm, thì là. Nước dùng bạn có thể sử dụng nước xương hoặc thay thế bằng thịt băm cũng được để tạo độ ngọt cho nước. Sau đó thêm những loại rau thơm, cà chua cho nước dùng thêm đẹp mắt. Với món phở, các mẹ cũng có thể làm món phở bò hay phở gà tùy khẩu vị của bé.

Một lưu ý cho các bà mẹ khi nấu ăn là đừng lạm dụng quá nhiều gia vị. Cách tốt nhất là lấy vị giác từ chất của các thực phẩm như độ ngọt từ thịt. Trong thực đơn cho trẻ mầm non thì lượng muối, mắm và mỡ hoặc dầu thực vật cũng được hạn chế ở mức vừa phải.

dinh-duong-cho-be 4
Phở bò

Thực đơn cho bé theo bữa trưa

Với các con sau bữa sáng vui chơi, học tập sẽ cảm thấy đói và hơi mệt, cần tiếp thêm năng lượng cho bữa chiều. Vì vậy các mẹ nên thay thế những tinh bột có trong cháo, bún, phở ban sáng thành cơm nhé. Bởi cơm sẽ cung cấp nhiều tinh bột hơn làm các con no lâu hơn. Các mẹ cũng nên thiết kế thực đơn cho trẻ mầm non đa dạng. Sau đây là một số gợi ý cho bữa trưa của trẻ.

Đầu tiên là bữa ăn trưa gồm có thịt kho với trứng; canh dưa cải bẹ chua nấu với xương và đi kèm với cơm. Món ăn sẽ kích thích vị giác của bé rất nhiều bởi có canh chua. Dưa cải bẹ muối chua sẽ làm hệ tiêu hóa của bé tốt hơn.

Tiếp theo là những món thịt bò xào hành tây ăn kèm với cơm và canh mướp ngọt nấu. Thịt bò có chứa nhiều sắt rất tốt cho trẻ đi kèm hành tây có vitamin C vi khoáng Crom có lợi cho sự phát triển của trẻ.

dinh-duong-cho-be 2
thực đơn cho bé

Thực đơn cho trẻ theo bữa tối

Vào buổi tối các mẹ nên cho bé ăn nhẹ, không nên sử dụng những thực phẩm có hàm lượng protein và chất béo cao. Mẹ nên lựa những loại rau củ quả cho bé ăn.

Các bạn có thể đưa các món như món súp gà, súp bí đỏ vào thực đơn cho trẻ mầm non vào bữa tối. Đừng quên bổ sung vitamin từ các loại hoa quả; cũng như nên cho trẻ dùng sữa chua để kích thích tiêu hóa.

dinh-duong-cho-be 6
thực đơn cho bé

Những thực phẩm trẻ cần hạn chế

Để đảm bảo chất dinh dưỡng cho bé, mẹ hãy hạn chế cho trẻ ăn những loại thực phẩm dưới đây.

– Thực phẩm giàu chất béo và đường, bao gồm các loại thực phẩm như bơ, dầu. bánh ngọt, bánh quy, kem,… Ăn quá nhiều những món ăn chứa đường sẽ làm trẻ bị thừa cân và gây ra nhiều bệnh. Đồ ngọt, socola ăn nhiều có thể khiến trẻ bị sâu răng.

– Dầu cá, các loại hạt, chất phụ gia, chất làm ngọt và các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ.

– Trà và cà phê, do chúng làm giảm sự hấp thụ sắt của cơ thể trẻ.

– Đồ uống có gas, những đồ uống này sẽ làm hỏng răng trẻ.

Mẹ phải làm gì khi trẻ biếng ăn?

Ngoài việc quan tâm đến những thực đơn dành cho trẻ mầm non. Mẹ cũng nên quan tâm đến các giải pháp khi bé biếng ăn. Bởi lẽ, độ tuổi mầm non dễ bị rối loạn trong việc ăn uống do phát triển liên tục.

dinh-duong-cho-be 7
Khi bé biếng ăn

Một số nguyên nhân khác khiến bé mầm non xảy ra tình trạng biếng ăn như do sự thay đổi môi trường, nơi ở, người cho ăn,.. chán ăn do mọc răng sữa, do ăn quá nhiều bữa làm bé sợ ăn.

Để giải quyết tình trạng bé bị biếng ăn, mẹ nên:

Không ép bé ăn: Mẹ cho bé ăn theo nhu cầu mà bé mong muốn. Dừng lại khi bé không muốn tiếp tục ăn nữa.

Cho bé ăn cơm cùng với cả nhà: Ăn riêng có thể khiến bé bị chi phối bởi các thứ xung quanh, khiến trẻ biếng ăn. Mẹ nên cho bé ăn cơm cùng với cả gia đình để bé cảm nhận được bầu không khí và tập trung vào bữa ăn hơn

Thay đổi thực đơn liên tục: Mẹ nên thay đổi linh hoạt các món ăn để trẻ không bị ngấy thay vì cho trẻ ăn mãi cơm. Mẹ có thể thay thế vào đó các món như súp, mỳ, bún,…

Việc xây dựng thực đơn các món ăn cho trẻ ở trường mầm non hoàn toàn không khó. Bố mẹ cũng có thể tham khảo thêm về bài viết tìm hiểu nhu cầu năng lượng của trẻ mầm non và cách xây dựng chế độ chất dinh dưỡng cho bé chúng tôi đã cập nhật trước đây để hiểu rõ hơn về cách xây dựng thực đơn cho bé. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn nhiều thông tin bổ ích để bất cứ bậc phụ huynh nào cũng có kiến thức về dinh dưỡng để chăm sóc bé tốt nhất.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây