Cách nấu cháo ăn dặm cho bé đúng cách theo từng tháng tuổi

0
288
thuc-don-an-dam-2
Ảnh: dienmayxanh.com

Cháo là một trong những món ăn phổ biến nhất trong giai đoạn ăn dặm.  Khi mẹ chú ý vào cách nấu cháo cho bé ăn dặm sẽ giúp tạo ra những hương vị thơm ngon bé nào cũng thích. Đồng thời mang đến cho bé yêu những thực đơn cháo ăn dặm cho bé thật giàu dinh dưỡng.

thuc-don-an-dam-2
Ảnh: dienmayxanh.com

Sai lầm trong cách nấu cháo cho bé ăn dặm mẹ thường gặp

1. Đổ thêm nước lạnh khi đang ninh xương

Trong thịt, xương có chứa nhiều protein và chất béo. Khi đang đun nấu ở nhiệt độ cao mà đổ thêm nước lạnh vào sẽ khiến các chất này kết tủa.

Nó sẽ làm cho thịt, xương khó nhừ. Đồng thời dinh dưỡng và mùi vị đều bị biến đổi và giảm chất lượng.

Thực hiện sai cách nấu cháo ăn dặm cho bé sẽ làm giảm chất lượng của cháo.

2. Nêm nhiều gia vị khi con bắt đầu ăn dặm

Do lúc này thận của trẻ còn non nên hạn chế nêm nếm gia vị ngay từ thời gian đầu là cần thiết. Vị mặn và độ ngọt tự nhiên trong thịt, rau củ là đủ dùng mà không hại đến cơ thể bé. Tới giai đoạn 9-11 tháng, mẹ có thể nên nêm thêm một chút ít gia vị dảnh riêng cho bé vào.

3. Khuấy đảo thức ăn trong nồi liên tục

Thực hiện sai cách nấu cháo cho bé ăn dặm như việc khuấy cháo liên tục sẽ làm đồ ăn dễ nát và làm giảm giá trị dinh dưỡng. Hơn nữa, đồ ăn quá nát sẽ khiến món ăn kém hấp dẫn. Hơn thế nữa sẽ làm bé chán ăn và gây bất lợi cho sức khỏe của bé.

thuc-don-an-dam-1
Ảnh: nguyenkim.com

4. Cho sữa vào cùng lúc với thực phẩm khác

Có nhiều mẹ muốn thêm sữa vào các món cháo, súp, cho đồ ăn dặm của bé thêm phần dinh dưỡng. Các mẹ hãy nhớ rằng không nên nấu sữa sôi quá lâu và nhiều lần. Nó sẽ làm protein trong sữa bị phân rã và vitamin bị phá hủy không tốt cho bé.

Cách nấu cháo cho bé ăn dặm đúng đắn trong trường hợp này là nên nấu các thực phẩm khác như bột, gạo, rau trong nước trước. Sau đó mẹ mới đổ sữa vào, đun tiếp đến khi sôi và bắc ra ngay để bảo toàn lượng dinh dưỡng từ sữa cho bé.

Nấu cháo cho bé qua các giai đoạn

Mẹ nên nấu cháo cho bé theo đúng tỷ lệ mà các giai đoạn ăn dặm kiểu Nhật quy định. Ví dụ :

Ở giai đoạn 1 (5-6 tháng tuổi):

Nửa đầu: nấu theo tỷ lệ 1 gạo : 10 nước, đem rây thật mịn, có thể pha thêm chút nước cho loãng hơn.

Nửa sau: nấu theo tỷ lệ 1 gạo : 10 nước rồi đem rây mịn.

Giai đoạn 2 ( từ 7-8 tháng tuổi):

Nửa đầu: nấu theo tỷ lệ 1 gạo : 7 nước, cà cháo cho vỡ ra.

Nửa sau: nấu theo tỷ lệ 1 gạo : 5 nước, cháo nấu thật mềm để nguyên hạt.

Giai đoạn 3 ( từ 9-11 tháng tuổi)

Nửa đầu: nấu theo tỷ lệ 1 gạo : 4 nước, cháo nấu để mềm nguyên hạt.

Nửa sau: nấu theo tỷ lệ 1 gạo : 3 nước, là cơm nát.

thuc-don-an-dam-2
Ảnh: dienmayxanh.com

Giai đoạn 4 (12-18 tháng tuổi)

Từ 12 – 18 tháng: nấu theo tỷ lệ 1 gạo : 2 nước, cơm mềm hơn cơm của người lớn.

Từ 18 tháng: bé có thể ăn cơm giống như người lớn. Cách chọn nguyên liệu nấu cháo cho bé ở từng giai đoạn phải được chú ý.

Nguyên liệu không chỉ quyết định được độ thơm ngon của món ăn mà còn đảm bảo được nguồn dưỡng chất cần thiết cho trẻ.

Cách nấu cháo cho bé ăn dặm giai đoạn 4-6 tháng

Nguyên liệu chủ yếu cho các thực đơn ăn dặm bao gồm thực vật như rau, củ, quả, ngũ cốc và sữa.

Mẹ nên chọn:

Các loại rau có màu xanh lá thẫm và chỉ dùng lá, không nên dùng cọng và thân. Các loại củ, quả có thể nấu mềm như cà rốt, khoai tây, khoai lang, bí đỏ.

Mẹ nên hạn chế:

Các loại rau, củ có thể gây dị ứng như đậu phộng, lúa mì, lúa mạch, đậu nành và bắp. Nếu mẹ muốn dùng các nguyên liệu này để nấu cháo cho bé thì mẹ nên thử theo dõi phản ứng dị ứng thực phẩm. Bằng cách thực hiện những điều sau:

Nên nấu riêng lẻ từng loại nguyên liệu và theo dõi phản ứng của bé sau 3 lần ăn.

Nếu bé xuất hiện những dấu hiệu như đỏ mắt, nổi mẩn đỏ, ngứa da, khó thởthì cần loại bỏ thực phẩm đó ngay.

thuc-don-an-dam-4
Ảnh: tintuc.vnshop.vn

Cách nấu cháo cho bé ăn dặm giai đoạn 7-12 tháng

Mẹ có thể giới thiệu đến bé rất nhiều những nguyên liệu. Có thể từ động vật như thịt, cá, trứng, tôm hoặc cháo thịt gà cho bé.

Mẹ nên chọn các loại thực phẩm như: Thịt nạc, mềm và các loại cá béo. Không nên ăn cá quá 3 lần trên tuần. Nếu bé hay dị ứng thì mẹ không nên cho bé ăn trứng và tôm trong giai đoạn này. Lượng thịt và cá trong bữa ăn của bé giai đoạn này là khoảng 15g/phần ăn.

Mẹ nên hạn chế: Các loại hải sản có vỏ cứng như trai, sò hay hào… vì nó sẽ dễ gây dị ứng cho bé.

Ngoài ra, việc nêm quá nhiều muối hay đường trước khi bé được 12 tháng có thể ảnh hưởng không tốt đến thận của con. Ngược lại, mẹ cần duy trì chế độ ăn quá nhạt trong thời gian dài. Điều đó cũng tạo ra những hệ quả khó lường đến sức khỏe của bé.

Hy vọng bài viết mang đến nhiều thông tin bổ ích cho mẹ trong việc nấu cháo ăn dặm cho bé .

 

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây