Nâng cao sức đề kháng của bản thân chính là biện pháp bảo vệ sức khỏe hiệu quả nhất. Đặc biệt là trong mùa dịch. Phòng dịch cho cá nhân cũng chính là phòng dịch cho cộng đồng. Hội thảo online “Sức khỏe và dinh dưỡng phòng covid-19” này cung cấp một số lời khuyên đơn giản. Dễ thực hiện để nâng cao sức đề kháng bản thân thông qua chế độ dinh dưỡng hợp lý. Hội thảo online được phối hợp thực hiện bởi Bệnh viện Đa khoa Hà Nội và Hội truyền thông thành phố Hà Nội vào ngày 20/8/2021 vừa qua. Trong chương trình Hội thảo, Chef Năm Nguyễn đã đưa ra một số phát biểu về thực đơn dinh dưỡng mùa dịch. Amthucvietnam365 xin trích lại để quý vị độc giả cùng tham khảo.
Thông tin về Chef Năm Nguyễn – Hội thảo online
Bà là đầu bếp chuyên về Ẩm thực đương đại. Cố vấn trang thông tin Ẩm thực www.amthucvietnam365.vn. Thành viên Hội văn hóa Ẩm thực Việt Nam.
Chef Năm Nguyễn có 20 năm kinh nghiệm trong nghề bếp tại các Nhà hàng và Khách sạn nổi tiếng ở Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Bà cùng từng là đầu bếp riêng cho Đại sứ Tây Ban Nha, Đại sứ Thụy Điển. Bà là giảng viên đào tạo Ẩm thực với khoảng 400 lớp dạy nấu ăn.
Lời khuyên về thực đơn dinh dưỡng lành mạnh từ Chef Năm Nguyễn – Hội thảo online
- Để duy dưỡng sức khỏe tốt cũng như tăng sức đề kháng cho mỗi người tránh dịch an toàn. Chính là những bữa ăn gia đình ngon miệng, đủ chất, cân bằng dinh dưỡng.
- Dinh dưỡng với sức khỏe luôn là quan tâm hàng đầu của người nội trợ. Dành cho những người thân yêu trong gia đình. Vì vậy việc lựa chọn thực phẩm tươi ngon, phong phú. Dễ bảo quản, dễ nấu, vừa túi tiền trong những ngày giãn cách là rất quan trọng. Phần lớn thực phẩm, rau quả được mua từ siêu thị và qua shipper. Nên ta cần chú ý nguồn thực phẩm uy tín. Hạn sử dụng an toàn. Sơ chế, bảo quản đúng cách, đúng hạn dùng.
- Việc tổ chức bữa ăn tại gia giúp gắn kết tình cảm gia đình. Dạy con trẻ biết chia sẻ, ăn lành mạnh. Đa dạng món ăn, tập ăn các món với các rau gia vị, ăn hành, tỏi, v.v.
- Để nấu những bữa ăn ngon lành, hiệu quả dinh dưỡng cao, các gia đình nên tham khảo sơ đồ tháp dinh dưỡng của Viện Dinh dưỡng được Bộ Y tế ban hành sao cho bữa ăn được đảm bảo đủ chất đạm, chất sơ, các chất chống ô xi hóa, tinh bột, v.v….Ví dụ: Các chất chống ô xi hóa và giàu vitamin thường có trong các loại rau mầm xanh đậm, củ quả nhiều màu sắc như: Đu đủ, cam, dâu tây, dưa lưới, kiwi, ớt chuông, bông cải xanh, .v.v…Trong các bữa ăn mỗi ngày nên có đủ năm loại rau, củ, quả, .v.v.
- Hiện nay Chef Năm Nguyễn đang cộng tác cùng các chuyên trang ẩm thực, đưa ra thực đơn sử dụng linh hoạt các thực phẩm bảo quản ở tủ lạnh sao cho hữu ích và an toàn.
Những điều nên lưu ý trong thực đơn dinh dưỡng – Hội thảo online
1. Duy trì ăn hoa quả và rau
Có thể sẽ khó mua, dự trữ và nấu các món rau tươi trong điều kiện bị phong tỏa vì COVID-19, đặc biệt là khi cha mẹ được khuyến cáo hạn chế tối đa đi ra khỏi nhà. Nhưng bất kỳ khi nào có thể, cha mẹ cần đảm bảo thật nhiều hoa quả và rau trong chế độ ăn của trẻ.
Hãy cố gắng mua những thực phẩm tươi bất kỳ lúc nào có thể. Rau, quả tươi có thể ăn ngay hoặc cũng có thể làm đông lạnh để giữ được phần lớn chất dinh dưỡng và hươn vị.
2. Khi không mua được thực phẩm tươi thì dùng thực phẩm khô hoặc đóng hộp tốt cho sức khỏe
Nhìn chung, thực phẩm tươi luôn là lựa chọn tốt nhất, tuy nhiên khi không mua được thực phẩm tươi thì vẫn có rất nhiều lựa chọn khác tốt cho sức khỏe, dễ bảo quản và chuẩn bị.
3. Dự trữ một chút đồ ăn vặt tốt cho sức khỏe
Trẻ em thường hay ăn đồ ăn vặt vào một thời điểm nào đó trong ngày. Thay vì cho trẻ ăn đồ ngọt hay có muối, chúng ta nên cho trẻ ăn những đồ ăn vặt tốt cho sức khỏe như các loạt hạt, pho-mát, sữa chua (tốt nhất là loại không đường), hoa quả hoặc hoa quả sấy khô, trứng luộc, hoặc những đồ ăn vặt khác tốt cho sức khỏe mà sẵn có ở nơi bạn sinh sống.
4. Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn
Khi không thể mua thực phẩm tươi, thì cũng nên hạn chế không mua nhiều thực phẩm chế biến sẵn. Đồ ăn ngay, đồ ăn vặt và đồ tráng miệng đóng gói thường có nhiều chất béo bão hòa, đường và muối. Nếu bạn phải mua đồ ăn chế biến sẵn, thì hãy nhìn kỹ nhãn sản phẩm và cố gắng chọn những thực phẩm chứa ít các chất này. Cố gắng tránh không uống đồ ngọt, thay vào đó uống thật nhiều nước.
5. Biến nấu nướng và các bữa ăn thành những khoảng thời gian vui vẻ và có ý nghĩa của gia đình
Nấu nướng và ăn cùng nhau là một cách rất hay để tạo thành những thói quen lành mạnh, gắn kết các thành viên trong gia đình và để mọi người vui vẻ với nhau. Bạn nên cho con mình cùng tham gia chuẩn bị bữa ăn – trẻ nhỏ hơn có thể giúp bố mẹ rửa hoặc phân loại thực phẩm còn trẻ lớn hơn thì có thể làm những việc phức tạp hơn như giúp bố mẹ sửa soạn bàn ăn.
Cố gắng hết sức để dành riêng một khoảng thời gian cố định cho bữa ăn gia đình. Những khoảng thời gian và thói quen như thế này có thể giúp trẻ giảm lo âu căng thẳng trong thời gian dịch bệnh như thế này.
Hướng dẫn làm món Salad rau tươi mùa hè bởi Chef Năm Nguyễn