Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn là mong muốn của mọi bà mẹ. Tuy nhiên, trong trường hợp mẹ bị ốm sốt thì phải làm thế nào? Mẹ luôn lo lắng và thắc mắc rằng mẹ bị sốt có nên cho con bú hay không, có lây sốt cho con hay không? Tuỳ thuộc vào từng trường hợp mà mẹ có thể cho con bú hoặc không.
Mẹ bị sốt có nên cho con bú không?
Mẹ bị sốt nhẹ thì khi cho con bú sẽ không làm ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của bé. Một số trường hợp các chất gây sốt có rất nhiều trong máu mẹ và có thể vào sữa mẹ. Nhưng khi vào cơ thể bé chúng lại không thể gây ra hiện tượng sốt, vì vậy mà bé sẽ không bị sốt theo. Với những trường hợp này khi bị sốt mẹ cẫn có thể cho con bú bình thường nhưng mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên gia để đảm bảo an toàn cho bé.
Những trường hợp sốt sau đây mẹ nên lưu ý không nên cho bé bú để tránh bé bị nhiễm bệnh từ mẹ:
Mẹ bị sốt do viêm tuyến vú
Các chất hoại tử của tuyến vú bị viêm làm rối loạn vi khuẩn đường ruột. Làm hệ tiêu hóa của trẻ bị nhiễm độc
Mẹ bị sốt do ngộ độc thực phẩm hoặc các chất độc hại
Mặc dù virut sốt không truyền trực tiếp qua sữa mẹ. Nhưng hóa chất độc hại có thể ngấm vào sữa mẹ và truyền cho bé, gây độc cho bé. Nếu mẹ xác định chính xác mình bị sốt do ngộ độc thực phẩm hoặc hóa chất. Thì tuyệt đối không cho bé bú.
Mẹ bị sốt do virus hoặc nhiễm khuẩn nặng.
Lúc này mầm bệnh đã vào máu, di chuyển đến tuyến vú và hoàn toàn có thể đi vào sữa mẹ, sẽ gây những triệu chứng khó chịu cho bé. Các mầm bệnh lây truyền qua đường hô hấp như virus cúm, virus corona sẽ lây cho bé nếu mẹ sờ hoặc hôn bé.
Mẹ bị sốt do tiêu chảy:
Mẹ bị sốt có kèm theo nôn và tiêu chảy nặng không cho con bú.
Mẹ bị sốt cao 39,5˚C trở lên không cho bé bú. Khi đó việc cho trẻ bú sẽ làm mẹ rất khó chịu và sốt cao thêm.
Nhiễm khuẩn đa cơ quan, đa nội tạng
Mẹ bị sốt có nên cho con bú? Khi có dấu hiệu nghi ngờ mẹ bị nhiễm khuẩn đa cơ quan, đa nội tạng hoặc nhiễm khuẩn huyết thì không nên cho bé bú. Chưa có bằng chứng chứng minh nồng độ kháng thể ở sữa mẹ có thể chiến thắng mầm bệnh, hoặc lượng kháng thể tăng đủ cao trong những ngày mẹ bị sốt.
Nguyên tắc cho bé bú khi mẹ bị sốt
Luôn đeo khẩu trang khi bế bé và khi cho bú.
Những ngày sốt cao, mẹ giảm số lần cho bé bú.
Rửa sạch tay trước khi cho con bú
Vệ sinh đầu vú với nước ấm.
Uống nhiều nước, có thể uống thêm nước trái cây. Uống trước khi cho bú để tăng thể tích sữa.
Tránh sờ tay vào môi và mũi bé vì sẽ khiến bé lây bệnh rất nhanh
Không nên hôn khi cho bé bú, dù đó là hôn má, hôn tay, hay hôn chân bé.
Không nên cho bé bú lúc mẹ đang sốt cao.
Nếu mẹ quá mệt không thể cho con bú và cũng không thể vắt sữa được. Mẹ có thể nhờ người thân cho con uống.
Cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú
Súc miệng bằng nước muối
Súc miệng với nước muối giúp diệt khuẩn hiệu quả, đặc biệt là các mẹ bị đau rát họng, viêm họng. Mẹ thực hiện súc miệng ngày 3 – 4 lần bằng nước muối. Nên pha nước muối ở tỷ lệ 0,9% là tốt nhất. Mẹ làm hàng ngày cho đến khi hết cảm, hết sốt.
Uống nước mật ong pha chanh
Mật ong pha chanh theo công thức: 1 ly nước ấm cho vào 3 thìa cafe mật ong với 1 thìa cafe chanh. Uống liên tục 1 tuần, nước mật ong pha chanh có tác dụng giảm sốt hiệu quả.
Ăn cháo hành lá, tía tô
Tuy đơn giản nhưng là bài thuốc chữa cảm cúm rất hiệu quả và thường được rất nhiều người sử dụng. Ngày ăn 1 lần, ăn 3 ngày liên tiếp thì sẽ thấy hiệu quả. Cháo hành, tía tô xắt sợi nhuyễn, thêm gừng, thịt băm và cả trứng gà đánh tan. Nếu không ăn tía tô được thì mẹ hãy cho thật nhiều gừng và hành lá.
Uống trà
Có rất nhiều loại trà thảo dược giúp hạ sốt cho phụ nữ sau sinh hiệu quả. Không ảnh hưởng nhiều đến sữa mẹ: trà hoa cúc, trà bạc hà, trà gừng, trà chanh, sả,…
Ăn uống đủ chất
Thực phẩm giàu vitamin C giúp thúc đẩy chức năng miễn dịch từ đó giúp mẹ nhanh hạ sốt. Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C như: ớt đỏ, rau màu xanh đậm, họ cam quýt, xoài, đu đủ, mâm xôi, dâu tây,…
Uống nhiều nước
Khi bị sốt, nhiệt độ tăng cao, mồ hôi ra nhiều, cơ thể dễ bị mất nước, kéo theo nhiều vấn đề nghiêm trọng. Do vậy người mẹ cần phải uống nước đầy đủ, cứ cách ít nhất 2 tiếng uống một lần.
Khi mẹ bị sốt thì nên thăm khám bác sĩ để có hướng điều trị cũng như kê đơn thuốc an toàn. Mẹ bị sốt có nên cho con bú? Khi mẹ điều trị sốt bằng thuốc thì mẹ nên tạm thời không cho con bú. Mẹ nên hút sữa ra ngoài để không bị tắc và mất sữa khi không cho bé bú.