Mẹo dân gian nuôi con cực nhàn bố mẹ không thể bỏ qua

0
252
meo-nuoi-con 1
Ảnh: internet

Những mẹo nuôi con dân gian được biết đến khá nhiều trong việc nuôi con nhỏ tại Việt Nam. Các mẹo nuôi con khỏe mạnh này được rất nhiều người biết đến. Đó thật sự là những phương pháp khá hữu ích cũng như thú vị. Đã được ông bà ta truyền lại từ xưa đến nay.

Học lỏm bí quyết mẹ thông thái những mẹo dân gian nuôi con cực nhàn từ khi con còn trong bụng mẹ

Giai đoạn mang thai từ tháng thứ 5 trở đi

Giai đoạn này, mẹ nên ăn mía  hay uống nước mía thường xuyên sinh con sạch, bụ bẫm

Mẹ cũng có thể uống nước dừa + men cơm rượu: dễ sinh, con sạch

Giai đoạn mang thai đến tuần thứ 32 và 33

Để em bé sau khi sinh ra không bị đi tướt khi mọc răng và đường ruột khỏe. Thì trong giai đoạn mang thai đến tuần thứ 32 và 33. Các mẹ hãy bổ sung món dạ dày lợn hấp hạt tiêu vào thực đơn.

meo-nuoi-con 2
Ảnh: Medlatec

Chữa nấc cho bé – mẹo nuôi con

Mẹ hãy đặt một ít đường vào lưỡi cho bé ngậm trong vòng vài phút. Vị ngọt của đường sẽ có tác dụng đưa cơ hoành về trạng thái bình thường. Và giúp bé hết bị nấc.

Trị nghẹt mũi

Mẹ lấy chiếc khăn thấm nước ấm, đặt ở hai tai trong vòng khoảng 5-10 phút. Bởi vì, hai bên tai có những dây thần kinh. Chúng sẽ có tác dụng điều tiết ở mũi. Khi gặp nhiệt độ cao, huyết quản sẽ giãn ra và giúp thông mũi hơn.

Trẻ hay khóc và khóc đêm

Với trẻ hay khóc quấy hay khóc đêm, các mẹ có nhiều kinh nghiệm trong nuôi con thường sử dụng lá trầu để giúp chấm dứt tình trạng này. Mẹ dùng lá trầu ấm để áp vào rốn con. Sau đó, mẹ ôm bé vào lòng. Rồi áp bụng con vào bụng mẹ để giúp bé nhanh nín khóc quấy. Các mẹ cũng có thể đắp trực tiếp hoặc giã nát lá trầu rồi đắp lên mông, đùi, tay và chân, trán của bé. Chúng cũng có tác dụng tương tự.

meo-nuoi-con 3
Ảnh: Care With Love

Bé bị đi ngoài – mẹo nuôi con

Giã nát gừng, sau đó xát vào vùng thắt lưng. Mẹ dùng lòng bàn tay xoa nóng cho ấm lưng bé lên. Mẹ cũng có thể dùng gừng tươi, xát vào hai lòng bàn tay và hai bàn chân của bé. Nếu bé chưa khỏi thì cứ 3-4h sau, mẹ làm lại lần nữa.

Sổ mũi cảm cúm

Trước khi ngủ dậy, cho bé đeo khẩu trang hay trùm chăn cho bé rồi mới gọi dậy. Như vậy sẽ giúp bé thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ. Phòng tránh được nguy cơ bệnh dị ứng thời tiết. Nếu làm tốt điều này, bé sẽ rất khó bị bệnh cảm cúm.

Giúp trẻ không sốt khi mọc răng

Với hầu hết mọi trẻ em, khi chiếc răng đầu tiên nhú lên sẽ có triệu chứng gây sốt. Theo kinh nghiệm dân gian xưa, khi bé đủ 3 tháng 10 ngày. Mẹ hãy giã nhuyễn lá hẹ, vắt lấy nước cốt và thoa lên lợi cho trẻ. Việc này sẽ giúp trẻ không bị sốt khi mọc răng.

Các bệnh về da

Trẻ bị viêm da cơ địa, mẩn ngứa, nẻ, sần sùi thì pha và ngâm tắm bằng nước muối hằng ngày. Lưu ý không tráng lại. Mẹ có thể xoa bằng dầu dừa 4 – 6 lần/ngày vào các chỗ mẩn ngứa, muỗi, côn trùng đốt.

Sáng ngủ dậy, mẹ dùng lòng bàn tay xoa vòng tròn theo chiều kim đồng hồ 30 vòng cho nóng thắt lưng của bé. Làm liên tục 5 ngày – nghỉ 5 ngày – làm tiếp 5 ngày, bé sẽ khỏe và ăn tốt, ngủ ngon hơn.

meo-nuoi-con 4
Ảnh: Vinmec

Ho có đờm – mẹo nuôi con

Lấy một củ tỏi nhỏ, giã nát và thêm vào 2 thìa mật ong. Sau đó, hấp cách thủy trong 20 phút. Chia làm 6 lần uống, dùng trong ngày. Khi uống mẹ nên pha loãng với nước ấm, không dùng cho trẻ dưới 1 tuổi.

Chữa đầy hơi

Massage vùng bụng nhẹ nhàng cho bé theo chiều kim đồng hồ, từ trong ra ngoài trong vòng 5 -10 phút. Cách này vừa giúp bé dễ chịu, vừa giảm đau. Lại còn chữa đầy hơi rất hiệu quả.

Trường hợp trẻ bị hóc dị vật, mẹ nên đặt bé nằm sấp trên đùi. Đầu đưa xuống và hướng về phía trước. Mẹ khum bàn tay lại và vỗ dứt khoát từ 7 – 10 cái ở phần giữa xương bả vai để bé khạc dị vật ra ngoài. Nếu trường hợp nặng hơn thì cần đưa bé đi cấp cứu ngay.

Trị hăm tã

Mẹ vệ sinh sạch vùng da bị hăm tã. Tiếp đó lau lại bằng khăn mềm, sạch. Trải dưới mông bé một tấm giấy thấm, mẹ vệ sinh sạch tay. Đổ một chút dầu dừa ra lòng bàn tay rồi xoa nhẹ lên vết hăm của bé khoảng 10 – 15 phút.

Mẹ cũng có thể dùng lá khế đun nước tắm cho bé mỗi ngày. Sẽ giúp hết hăm và còn hạn chết tình trạng rôm sảy, dị ứng, mẩn ngứa.

meo-nuoi-con 5
Ảnh: Giadinh.TV

Hạn chế đái dầm

Mẹ dùng lá rau ngót tươi rửa sạch với muối lãng. Tiếp đến, giã nát, cho thêm ít nước vào nấu sôi. Lọc lấy nước cho bé uống, 2 lần/ngày, mỗi lần cách nhau khoảng 10 phút.

Chữa tưa lưỡi

Mẹ vệ sinh sạch tay bằng xà phòng diệt khuẩn và nước muối loãng. Kế tiếp, mẹ dùng ngón út quấn miếng gạc nhỏ, thấm nước muối sinh lý. Lau nhẹ nhàng khoang miệng bé từ trong ra ngoài.

Hoặc mẹ có thể dùng lá bồ ngót, rửa sạch với muối loãng. Giã nhuyễn để thay thế cũng được. Mỗi ngày, mẹ vệ sinh khoang miệng bé 2-3 lần vào buổi sáng và trước khi đi ngủ.

meo-nuoi-con 6
Ảnh: Bệnh viện đa khoa Phương Đông

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây