- Có nguồn gốc từ những năm 1600, stamppot là một trong những công thức nấu ăn lâu đời nhất của Hà Lan vẫn còn phổ biến cho đến ngày nay. Các công thức nấu ăn stamppot truyền thống của Hà Lan sử dụng khoai tây nghiền làm nguyên liệu chính, sau đó kết hợp một loại rau (thường là cải bắp muối chua, cải xoăn, rau diếp xoăn, rau bina và rau cải xanh) và đôi khi là thịt, tạo nên món ăn thoải mái tinh túy. Tuy nhiên, không có quy tắc thực sự nào về những gì có trong stamppot, vì vậy sự đa dạng là vô tận tùy theo trí tưởng tượng của bạn. Stamppot có nguồn gốc là một món ăn mùa đông, hoàn hảo để lấp đầy dạ dày của những người nông dân trồng khoai tây trong mùa thu hoạch. Một trong những món stamppot đầu tiên được tạo ra là hutspot , ra đời từ “Chiến tranh Tám mươi năm” của người Hà Lan với Tây Ban Nha. Câu chuyện kể rằng khi những người lính Tây Ban Nha bỏ chạy, họ để lại những miếng hầm mà người Hà Lan đói khát chào đón và đặt tên là hutspot , có nghĩa là “nồi trộn”. 01của 03 Zuurkoolstamppot: Stamppot với dưa cải bắp và thịt xông khói giòn Cây vân sam / Karin Engelbrecht Do hàm lượng vitamin C cao, dưa cải muối chua từ lâu đã được coi là thực phẩm lành mạnh trong mùa đông lạnh giá của Hà Lan. Tuy nhiên, ngày nay, zuurkoolstamppot được ăn vì hương vị ngọt-chua-mặn của nó. Nó cũng đang trở thành xu hướng do nhận thức ngày càng tăng về lợi ích sức khỏe của quá trình lên men axit lactic như được sử dụng để làm dưa cải muối chua từ bắp cải. Sau khi thịt xông khói được nấu chín, bắp cải muối chua được làm ấm trong mỡ thịt xông khói rồi cho vào khoai tây nghiền. Hỗn hợp này được phủ lên trên bằng thịt xông khói giòn và lá cần tây (gọi là selderieblad) , một loại thảo mộc phổ biến ở Hà Lan. Một thành phần truyền thống bổ sung cho món ăn này là xúc xích hun khói của Hà Lan gọi là rookworst , vì vậy bạn có thể thoải mái đặt một liên kết lên trên stamppot nếu thích. 02của 03 Andijviestamppot: Stamppot với rau diếp xoăn và thịt xông khói Cây vân sam / Karin Engelbrecht Ở Hà Lan, rau diếp xoăn ( xà lách frisée hoặc endive ) thường được dùng nhất trong andijviestamppot, một món stamppot truyền thống vào mùa đông. Sự tương phản giữa vị hơi đắng của lá xanh xoăn và vị béo ngậy của khoai tây là điểm nhấn ở đây. Và bằng cách thêm rau diếp xoăn sống vào khoai tây khi chúng còn nóng, lá xoăn sẽ héo một chút, trong khi vẫn giữ được hình dạng. Thịt xông khói giòn tạo thêm kết cấu vừa phải và hương vị mặn, khiến andijviestamppot trở thành món ăn hoàn hảo trong ngày đông lạnh giá. Công thức đơn giản nhưng ngon miệng này có thể dùng làm món chính, bữa trưa no bụng hoặc thậm chí là món ăn kèm cùng với thịt nướng hoặc gà. Nếu bạn muốn món ăn đậm đà hơn, hãy thêm những khối nhỏ phô mai Gouda non. Nó cũng có thể kết hợp với thịt viên, xúc xích, rookworst và nước sốt. 03của 03 Boerenkoolstamppot: Stamppot với cải xoăn xoăn và Rookworst Sara Winter / Hình ảnh Getty Lâu trước khi cải xoăn trở thành cơn sốt ẩm thực ở Hoa Kỳ, nó đã là một thành phần phổ biến trong nhà bếp mùa đông của người Hà Lan. Được gọi là boerenkool trong tiếng Hà Lan, cách sử dụng cải xoăn phổ biến nhất là trong món boerenkoolstamppot truyền thống này —nhưng chỉ vào mùa đông vì cải xoăn được cho là ngon nhất sau đợt sương giá đầu tiên. Trong công thức nấu ăn boerenkoolstamppot truyền thống , cải xoăn được luộc, nhưng để rau có thêm hương vị và giữ được hình dạng, chúng được xào trong một ít dầu ô liu trong công thức này. Sau đó, cải xoăn được trộn vào khoai tây nghiền nóng và phủ lên trên những lát xúc xích hun khói. Nguồn: https://www.thespruceeats.com/stamppot-recipes-to-try-today-1128389
- Công thức nấu ăn Dutch Stamppot
- món stamppot
- Kỹ thuật sử dụng ‘nhiệt dịu nhẹ’ khi nấu ăn
Đặc sản trứ danh của “thành phố sương mù” kem bơ Đà Lạt mà bất cứ ai khi đặt chân đến đây cũng tìm kiếm để thưởng thức. Vị béo ngậy của bơ kết hợp với chút bùi của dừa, thơm lừng của sầu riêng, hòa cùng cái mát lạnh của kem vani tan dần trong miệng, chắc chắn sẽ khiến cho nhiều người say mê ngây ngất. Món kem bơ bổ dưỡng này được chế biến rất đơn giản, nếu bạn chưa có dịp đi Đà Lạt hay bạn đã đến nhưng chưa kịp thưởng thức món kem bơ Đà Lạt. Thì nay bạn có thể tự học cách làm kem bơ tại nhà để nhăm nhi ly kem bơ tuyệt hảo mang đậm hương vị mát lạnh của thành phố Đà Lạt nhé.
Món kem bơ Đà Lạt
Món kem bơ Đà Lạt từ lâu đã nổi tiếng là món ăn được mệnh danh chưa ăn chưa đến Đà Lạt khiến nhiều người say mê đến “quên lối về”. Mình cũng là một “tín đồ” của món kem này. Bao nhiêu lần lên Đà Lạt chỉ để thưởng thức món kem tuyệt vời này mà sao vẫn chưa thấy chán.
Những quả bơ chín tới, vàng ươm, xay kèm với một ít sữa. vì là bơ sáp chín nên lúc ăn sẽ có vị béo, không còn cái hậu chát như khi xay bơ chưa chín.
Hướng dẫn những cách làm kem bơ chuẩn vị Đà Lạt
1. Cách làm món kem bơ Đà Lạt
Kem bơ chính là một món ăn đặc sản với cách làm đặc trưng của người Đà Lạt. Tuy nhiên, bạn không cần đến đây để thưởng thức món ăn ngon này nữa.
Chuẩn bị nguyên liệu
Bơ: 2 quả (bạn nên chọn bơ sáp, thịt bơ dày, có màu vàng, không có xơ).
Kem tươi: 150 ml
Sữa tươi: 50 ml
Sữa đặc: 45 gram
Một số nguyên liệu khác tùy thích: Lạc rang, mứt trái cây, dừa nạo sợi…
Thực hiện làm món kem bơ Đà Lạt
Bạn bổ quả bơ theo chiều dọc. Sau đó lột vỏ và bỏ phần hạt bơ đi rồi tiến hành thái bơ ra thành từng miếng nhỏ. Tiếp theo bạn cho bơ vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Lưu ý: Bạn nhớ lúc nạo lấy phần thịt bơ không nên nạo sát vỏ vì sẽ làm bơ bị đắng.
Bạn cho 150 ml kem tươi ra một bát lớn rồi dùng máy đánh trứng để đánh kem cho tơi lên. Để biết kem tơi hay chưa bạn chỉ cần nhấc máy đánh trứng lên, nếu thấy kem không bị chảy xuống là được nhé.
Cho 50 ml sữa tươi, 45 gram sữa đặc vào trong máy xay sinh tố rồi xay cho thật mịn, nhuyễn để giúp cho kem được mịn hơn.
Cho hỗn hợp vừa xay xong cho vào trộn chung với hỗn hợp kem tươi. Lưu ý nhớ trộn đều hai hỗn này lại với nhau đến lúc bơ cùng kem tươi quyện đều lại với nhau là được.
Bạn có thể chuẩn bị khuôn để tạo thành hình kem cho đẹp. Bạn đổ kem vào khuôn sau đó cho lạc rang, mứt trái cây vào và để trong ngăn đá của tủ lạnh. Đợi đến lúc kem được đông cứng, ít nhất 3 đến 4 giờ thì bạn có thể lấy ra để thưởng thức. Hoặc bạn cũng có thể để ngăn mát và dùng sau 1 giờ đồng hồ nhé.
2. Cách làm kem bơ sữa tươi
Kem bơ sữa tươi là món ăn vặt khá phổ biến. Tại các cửa hàng, món ăn này được bạn trẻ chọn lựa khá nhiều. Vì bơ béo ngậy, tốt cho sức khỏe, khi kết hợp với sữa tươi sẽ làm kem bơ trở nên đậm đà hơn. Ngay bây giờ bạn không cần ra cửa hàng để mua món này nữa mà có thể tự làm và thưởng thức nhé. Dưới đây là cách làm kem bơ sữa tươi mà sẽ hướng dẫn bạn.
Nguyên liệu làm kem bơ sữa tươi
Bơ chín: 3 quả
Whipping cream: 250 ml
Sữa đặc có đường: 50 gram
1 bịch sữa tươi không đường
Thực hiện làm kem bơ sữa tươi
Cho phần thịt bơ ra chén và lấy muỗng tán nhuyễn cho đều và mịn.
Tiếp theo lấy bơ, sữa tươi, sữa đặc bỏ vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.
Whipping cream các bạn để ngăn mát tủ lạnh để hạn chế bị tách nước. Đổ hết 250 ml whipping cream vào, dùng máy bắt đầu đánh bông lên thành kem. Lưu ý tốc độ máy đánh từ chậm xong nhanh dần lên, máy đánh một chiều theo chiều kim đồng hồ và nhanh tay, đánh khoảng 2 phút là được. Khi nhấc máy lên, kem đứng, không bị đổ gục là được.
Từ từ đổ phần bơ sữa đã xay vào phần kem tươi vừa đánh xong. Trộn một chiều nhẹ nhàng, xoay theo chiều kim đồng hồ đến khi nào thấy bơ và kem trộn lẫn đều vào nhau là được. Không nên trộn kỹ quá vì sẽ khiến kem bị tách nước.
Đổ hỗn hợp vừa trộn đó và hộp nhựa, nếu có nắp thì đậy lại. Hoặc đổ vào khuôn hình que cũng được các bạn nhé. Có thể dùng giấy nến thay vì nắp để kem không bị khô và đọng nước.
Cho kem vào ngăn đá tủ lạnh, để kem xốp, mềm, mượt. Bạn canh khoảng 1 tiếng lấy ra dùng thìa trộn đều kem lên một lần. Làm tầm 5 – 6 lần là được. Sau đó để thêm 3 tiếng là bạn có thể dùng được rồi nhé.
Những lưu ý trong cách làm để kem bơ ngon, bắt mắt hơn
Nên cắt bơ thành các miếng nhỏ khi lấy ra khỏi tủ lạnh, để ở nhiệt độ phòng. Việc này sẽ giúp bơ mềm đều hơn là để nguyên tảng bơ lớn.
Có thể dùng bằng nước hoa quả như nước cam, nước chanh, chanh leo để tạo hương vị cho kem bơ thay vì sữa tươi.
Các bạn làm nên chú ý để kem bơ không bị tách nước. Nếu kem bơ bị tách nước, thì bạn đánh thêm một phần bơ với sữa đặc rồi cho vào tô kem bị tách nước đánh thêm một lúc là được.
Cách trang trí kem bơ sao cho bắt mắt cũng rất quan trọng khi thưởng thức. Các bạn có thể tham khảo thêm cách múc kem hình viên và trang trí ly kem để sản phẩm của chúng ta sau khi hoàn thành sẽ thêm hấp dẫn.
Qua những bước thực hiện đơn giản trên bạn đã biết cách làm món kem bơ Đà Lạt và kem bơ sữa tươi rồi. Vậy bạn còn chần chờ gì mà không bắt tay vào thực hiện món kem hấp dẫn này; để đãi cả nhà cùng thưởng thức với gia đình, bạn bè của mình đi thôi. Chúc các bạn thành công với món kem bơ Đà Lạt và món kem bơ sữa tươi thơm ngon béo ngậy nức tiếng này nhé!