Hàng triệu người trên khắp thế giới hiện đã được tiêm chủng an toàn phòng ngừa COVID-19. Điều này đưa tất cả chúng ta tiến một bước gần hơn. Đến việc được làm những điều chúng ta yêu thích. Với những người mà chúng ta yêu thương. Đối với nhiều người, vắc-xin phòng ngừa COVID-19 đã không có mặt kịp thời khi họ cần. Nhưng cũng dễ hiểu khi nhiều người còn băn khoăn về quy trình tiêm chủng. Và những điều mình sẽ gặp phải khi tiêm.
Chúng tôi đã trao đổi với các chuyên gia y tế của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF). Để tìm hiểu về quy trình tiêm chủng. Cũng như những mẹo bạn có thể làm trước, trong và sau khi tiêm.
Trước khi tiêm – tiêm chủng
Tìm hiểu thông tin:
Có rất nhiều thông tin sai lệch về vắc-xin trên các trang mạng. Vì vậy bạn cần phải biết chắt lọc thông tin từ các nguồn đáng tin cậy như Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF). Và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Nếu bạn có bất kỳ băn khoăn nào về việc có nên tiêm phòng COVID-19 hay không. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ. Hiện tại, để tránh những ảnh hưởng bất lợi có thể xảy ra. Những người có các tình trạng sức khỏe dưới đây không nên tiêm phòng COVID-19:
- Người có tiền sử dị ứng nghiêm trọng với bất kỳ thành phần nào của vắc-xin COVID-19.
- Người đang bị bệnh hoặc xuất hiện các triệu chứng của COVID-19 (bạn vẫn có thể tiêm vắc-xin sau khi đã bình phục và có sự đồng ý của bác sĩ).
Hỏi ý kiến của bác sĩ:
Nếu bạn từng bị dị ứng nghiêm trọng với bất kỳ loại vắc-xin nào. Hoặc có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến các loại thuốc bạn đang sử dụng. Hãy trao đổi với nhà cung cấp dịch vụ y tế trước khi tiêm.
Chăm sóc bản thân:
Hãy nghỉ ngơi vào đêm trước khi tiêm. Và bổ sung đầy đủ nước để có thể trạng tốt nhất vào ngày tiêm.
Trong quá trình tiêm – tiêm chủng
Giữ an toàn:
Đảm bảo tuân thủ các biện pháp an toàn tại cơ sở tiêm chủng. Như giữ khoảng cách quy định và đeo khẩu trang.
Khai báo:
Khai báo với cán bộ y tế bất kỳ tình trạng sức khỏe nào cần đề phòng. Chẳng hạn như đang mang thai hoặc suy giảm hệ miễn dịch.
Giữ thẻ tiêm chủng:
Bạn sẽ nhận được một thẻ tiêm chủng cho biết loại vắc-xin được tiêm. Thời gian và địa điểm tiêm. Hãy giữ tấm thẻ này cẩn thận phòng trường hợp cần thiết trong tương lai.
Sau khi tiêm – tiêm chủng
Ở lại để được theo dõi:
Nhà cung cấp dịch vụ y tế sẽ theo dõi tình hình sức khỏe của bạn trong khoảng 15 phút sau khi tiêm vắc-xin. Để đảm bảo không có bất kỳ phản ứng tức thời nào. Tuy nhiên, các phản ứng nghiêm trọng đến sức khỏe rất hiếm khi xảy ra.
Lường trước một số phản ứng phụ:
Vắc-xin được thiết kế để cung cấp khả năng miễn dịch. Bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh. Tuy phản ứng phụ thường không phát sinh trong quá trình hình thành hệ miễn dịch. Nhưng trong nhiều trường hợp, một số phản ứng phụ ở mức nhẹ đến trung bình. Vẫn có thể xuất hiện và tự biến mất trong vòng vài ngày.
Một số phản ứng phụ từ nhẹ đến trung bình mà bạn có thể gặp phải sau khi tiêm chủng bao gồm:
- Đau nhức cánh tay ở vị trí tiêm
- Sốt nhẹ
- Mệt mỏi
- Nhức đầu
- Đau cơ hoặc khớp
- Ớn lạnh
- Tiêu chảy
Nếu bất kỳ triệu chứng nào kéo dài hơn một vài ngày. Hoặc xuất hiện bất kỳ phản ứng nghiêm trọng nào khác. Hãy liên hệ ngay với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn.
Hãy kiên nhẫn:
Hệ miễn dịch cần thời gian để hình thành. Bạn sẽ được xác nhận là đã tiêm chủng đầy đủ sau hai tuần. Kể từ khi tiêm mũi vắc-xin Pfizer-BioNtech. Hoặc Moderna COVID-19 thứ hai. Sau 15 ngày kể từ khi tiêm vắc-xin AstraZeneca. Hoặc sau hai tuần kể từ khi tiêm vắc-xin đơn liều J&J/Janssen COVID-19.
Giữ an toàn cho bản thân và những người xung quanh:
Mặc dù các loại vắc-xin này đang cho thấy hiệu quả cao. Trong việc bảo vệ con người khỏi bệnh tật nghiêm trọng do COVID-19 gây ra. Nhưng chúng tôi vẫn đang tìm hiểu liệu một người đã tiêm vắc-xin. Vẫn có thể lây lan vi-rút ngay cả khi không có triệu chứng hay không. Do đó, cần phải tiếp tục thực hiện các biện pháp an toàn để bảo vệ bản thân và cộng đồng. Bao gồm tránh tụ tập đông người. Giữ khoảng cách, rửa tay và đeo khẩu trang.
Nguồn unicef.org