Những điều cần chú ý về huyết áp khi mang thai nhất là khi trời lạnh

0
606
dinh-duomg-trong-thai-ky-3
Ảnh: vinmec.com

Huyết áp cao hay tăng huyết áp là mối quan tâm lớn đối với phụ nữ mang thai. Để mẹ bầu có thể chăm sóc bản thân cũng như cung cấp dinh dưỡng trong thai kỳ để thai nhi luôn khỏe mạnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết cho mẹ bầu liên quan đến chứng bệnh này.

Huyết áp cao

dinh-duomg-trong-thai-ky-1
Ảnh: benhvienlacviet.vn

Cách nhận biết:

Huyết áp được gọi là huyết áp cao khi đo được trên 140/90mmHg trong đó các thai phụ phần lớn khi mắc chứng huyết áp cao không có biểu hiện gì rõ ràng, một số thai phụ thấy xuất hiện dấu hiệu nhìn mờ, đau đầu…Huyết áp cao được phát hiện chính xác nhất qua đo huyết áp.

Mối nguy hiểm từ huyết áp cao:

Đối với mẹ:

Tác động đến hệ tim mạch, dẫn đến hiện tượng tiền sản giật, nguy cơ tử vong khá cao. Tăng huyết áp kèm theo bệnh tim dễ dẫn đến suy tim, cản trở chức năng cầm máu. Thể tích máu tăng lên, gây ra biến chứng nguy hiểm như chảy máu não, đa tạng bị tổn thương, giảm lượng tiểu cầu, máu không đông,…

Đối với thai nhi:

Huyết áp cao ở mẹ bầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến dinh dưỡng trong thai kỳ. Dẫn đến tình trạng thai chết lưu trong tử cung, thai bị ngạt thở và chết do thiếu máu cục bộ hoặc sinh non thiếu tháng, nhẹ cân.

Cách phòng tránh:

Mẹ bầu nên nghỉ ngơi nhiều khi ngủ nằm nghiêng về bên trái

Hàng ngày siêng luyện tập thể dục đều đặn

Chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ cần hạn chế dùng muối và các món ăn mặn.

Đi khám và kiểm tra huyết áp đầy đủ. Càng gần đến cuối thai kỳ, càng nên đi khám và đo huyết áp nhiều hơn.

Đặc biệt tránh sử dụng rượu hay các chất kích thích.

Mẹ bầu từng mắc chứng cao huyết áp trước khi mang thai. Phải thông báo cho bác sĩ biết tiền sử bệnh, các loại thuốc đã dùng. Để bác sĩ điều chỉnh liều lượng và kê đơn phù hợp mà không gây ảnh hưởng đến thai nhi. Kiểm tra sức khỏe tim mạch đều đặn.

Nếu cao huyết áp chuyển thành tiền sản giật, tùy vào tình trạng sức khỏe, bác sĩ sẽ tìm ra phương pháp điều trị thích hợp nhất.

Thông tin về tiền sản giật:

Tiền sản giật có thể xuất hiện vào bất kỳ thời điểm nào, bắt đầu sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Khi bị ảnh hưởng bởi tiền sản giật, mẹ bầu cần kiểm tra huyết áp và nước tiểu thường xuyên.

Mẹ bầu cần đi khám ngay nếu có triệu chứng: đau đầu liên tục, đau phía dưới sườn, bên phải, thị giác kém, đột ngột phù ở chân/tay và bị nôn. Bởi vì đây là những triệu chứng nặng của tiền sản giật.

Nếu huyết áp tiếp tục tăng cao, mẹ bầu cần nhập viện và truyền thuốc để kiểm soát tình hình. Thai nhi cũng được kiểm tra cẩn thận, mẹ bầu có thể sẽ được chỉ định mổ đẻ.

Huyết áp thấp

dinh-duomg-trong-thai-ky-2
Ảnh: vinmec.com

Huyết áp thấp không nguy hiểm và cũng không phổ biến thường dẫn tới hiện tượng hoa mắt, chóng mặt. Nếu bị nặng sẽ khiến mẹ bầu bị ngã, gây nên chấn thương cho bản thân và thai nhi.

Huyết áp thấp làm cơ thể bị mất nước mà cơ thể mẹ không được bổ sung kịp thời, nó sẽ làm nghẽn sự vận chuyển máu vào bào thai.

Nguyên nhân:

Thời tiết nóng bức sẽ làm tăng nguy cơ hạ huyết áp và bị mất nước. Nếu phải đứng lâu, mẹ bầu cũng dễ bị chóng mặt do tụt huyết áp. Nếu đột ngột nằm xuống hay đứng dậy, mẹ bầu sẽ cảm thấy hoa mắt, chóng mặt.

Cách điều trị:

Huyết áp thấp trong thai kỳ có thể điều trị bằng thuốc. Tùy thuộc vào nguy cơ sức khỏe của nó với mẹ bầu. Nếu bị mất nước thì mẹ bầu sẽ được chỉ định truyền nước.

Cách phòng tránh:

Nên nằm nghiêng về một bên thay vì nằm ngửa. Nằm nghiêng sẽ khiến dây thần kinh hông và vùng lưng dưới không bị đau.

Khi bị chóng mặt, nên nhanh chóng ngồi xuống cho đến khi ngừng cảm giác hoa mắt sau đó đứng dậy một cách từ từ.

Uống đủ nước mỗi ngày

Luyện tập thường xuyên có tác dụng duy trì huyết áp ổn định.

Dự trữ đồ ăn vặt để tránh bị đói đến mức hạ đường huyết.

Các yếu tố tăng khả năng bị cao huyết áp

dinh-duomg-trong-thai-ky-3
Ảnh: vinmec.com

Cách sống

Lối sống không lành mạnh kết hợp với chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ ăn uống không kiểm soát có thể dẫn đến tình trạng cao huyết áp khi mang thai.

Thừa cân hoặc béo phì, hoặc không vận động là những yếu tố nguy cơ chính gây ra tình trạng cao huyết áp

Mang thai đôi hoặc thai đa

Mẹ bầu mang thai đầu tiên có nhiều khả năng bị huyết áp cao. Mẹ bầu mang thai đôi hoặc hơn có nguy cơ bị tăng huyết áp cao hơn phụ nữ mang thai đơn. Vì cơ thể lúc này sẽ phải hoạt động gấp nhiều lần để nuôi dưỡng các em bé.

Tuổi tác

Mẹ bầu mang thai trên 35 tuổi sẽ có tỷ lệ bị cao hơn so với độ tuổi từ 20 đến 30.

Mẹ bầu và gia đình cần phải nhận biết sớm những triệu chứng huyết áp cao và thấp. Để có thể kịp thời ngăn chặn những bi kịch đáng tiếc xảy ra.

Mọi thông tin liên hệ:

 

Đơn vị chủ quản

HỘI TRUYỀN THÔNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Đơn vị giao dịch quảng cáo

CÔNG TY CP LUXCAS VIỆT NAM

Địa chỉ: A21 Cư xá Lam Sơn, Nguyễn Oanh, P.17, Q.Gò Vấp. Tp.HCM

Hotline: 0989.33.55.11

Website: https://amthucvietnam365.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/amthucvietnam3652021

Email: amthucvn365@gmail.com

 

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây