Những thời điểm không nên mang thai kẻo sinh con yếu ớt

0
253
nhung-thoi-diem-khong-nen-mang-thai-keo-sinh-con-yeu-ot-8
Ảnh: careplusvn.com

Thụ thai cũng phải chọn đúng thời điểm để đảm bảo an toàn và sự khỏe mạnh của cả bé và mẹ. Để một đứa trẻ sinh ra được khỏe mạnh và phát triển tốt. Người mẹ cần tránh những thời điểm không nên mang thai, sẽ không tốt cho mẹ và bé

Khi mới tiêm vacxin

Một số vắc xin cho phụ nữ trước khi mang thai được bác sĩ khuyến cáo là: Vắc xin phòng bệnh cúm, vắc xin phòng bạch hầu – uốn ván – ho gà, vắc xin phòng bệnh sởi – quai bị – rubella, vắc xin phòng bệnh  thủy đậu, vắc xin phòng phòng bệnh ung thư cổ tử cung, vắc xin phòng bệnh viêm gan B. Và sau khi tiêm những loại vacxin này, thời điểm không nên mang thai là sau khi tiêm.

Khi mới tháo vòng tránh thai

nhung-thoi-diem-khong-nen-mang-thai-keo-sinh-con-yeu-ot-2
Ảnh: benhvienthucuc.vn

Bất luận là thời gian đặt vòng dài hay ngắn, các loại vòng tránh thai đều ít nhiều ảnh hưởng nhất định đến tử cung. Nếu có thai ngay sau khi tháo vòng điều đó hoàn toàn bất lợi cho cả mẹ và thai nhi. Phụ nữ từng tránh thai bằng biện pháp này nên tháo vòng trước 2-3 tháng. Sau đó đi khám để biết tử cung đã ổn định lớp niêm mạc và giữ thai tốt hơn hay chưa.

Sau khi ngừng thuốc tránh thai

Thời điểm không nên mang thai  là ngay sau khi dừng thuốc tránh thai. Trong vòng 3 tháng sau khi dừng thuốc, cho dù nồng độ thuốc trong cơ thể không thể sản sinh tác dụng tránh thai. Nhưng đối với thai vẫn có những ảnh hưởng không tốt. Các chuyên gia cho rằng phụ nữ sau khi ngừng thuốc tránh thai cần ít nhất 6 tháng để nội tiết tố trong cơ thể ổn định trở lại. Nếu mang thai trước 6 tháng sau khi dừng thuốc vẫn có thể xảy ra dị tật đối với thai nhi.

Khi đang chữa bệnh

Mang thai trong thời gian cơ thể có bệnh sẽ ảnh hưởng đến chất lượng trứng thụ tinh. Nên chữa dứt điểm trước khi mang bầu vì việc sử dụng thuốc cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Khi nào hồi phục sức khỏe và ngừng uống thuốc, được bác sĩ cho phép hãy nên có thai là tốt nhất.

Sau khi mới chụp Xquang

nhung-thoi-diem-khong-nen-mang-thai-keo-sinh-con-yeu-ot-4
Ảnh: thanhanmedical.com.vn

Trước khi thụ thai, phụ nữ không nên chụp Xquang. Lượng chiếu xạ dùng trong y học tuy rất ít nhưng nó ảnh hưởng đến tế bào sinh dục trong cơ thể. Cho dù là nhỏ nhưng vẫn có thể khiến nhiễm sắc thể của tế bào trứng phát sinh dị hình hoặc đột biến gene. Phụ nữ chụp Xquang ít nhất phải sau 4 tuần thì thụ thai mới an toàn.

Sau nhiều lần sẩy thai hoặc đẻ non

Phụ nữ trong thời gian ngắn bị sẩy thai hay đẻ non rồi  lại mang thai tiếp là rất bất lợi. Những tổn thương ở vùng xương chậu và nội mạc tử cung ảnh hưởng không tốt trong quá trình mang thai. Người phụ nữ không chỉ đau đớn về thể xác giống như đẻ thông thường mà còn tổn hại tinh thần nghiêm trọng khi mất con. Họ luôn bị ám ảnh, lo lắng, hoảng loạn… Vì vậy, việc mang thai ngay là không tốt

Với những phụ nữ nhiều lần nạo phá thai, nội mạc tử cung khó hồi phục. Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, chu kỳ kinh nguyệt, dễ ra máu, dễ viêm nhiễm.

Trước khi có ý định mang thai nên đi khám chuyên khoa phụ sản. Tùy từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên hữu ích cho những lần mang thai tiếp theo

Sau khi uống rượu và hút thuốc

Thuốc lá và rượu ảnh hưởng rất mạnh tới hoạt động của tế bào tinh trùng và trứng làm biến dạng thai nhi.

Cả vợ hoặc chồng đang bị ốm

Tốt nhất là không nên thụ thai, thậm chí cả không quan hệ. Khi cơ thể không khỏe thì tế bào tinh trùng và trứng cũng không khỏe. Nếu thụ thai vào lúc đó sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của thai nhi

Bị stress

nhung-thoi-diem-khong-nen-mang-thai-keo-sinh-con-yeu-ot-6
Ảnh: nhatkybe.vn

Khi một trong hai vợ chồng đang phải chịu đựng những mệt mỏi về tinh thần thì không nên thụ thai. Bởi tình trạng stress tác động tiêu cực đến nội tiết trong cơ thể. Số lượng và chất lượng tinh trùng bị ảnh hưởng khá nhiều từ tâm lý, cảm xúc và tình cảm.

Những điều cần tránh trước khi mang thai

nhung-thoi-diem-khong-nen-mang-thai-keo-sinh-con-yeu-ot-8
Ảnh: careplusvn.com

Không nên bồi bổ quá mức gây tăng cân nhiều trước khi mang thai. Việc này có thể dẫn tới nguy cơ mắc tiểu đường, cao huyết áp trong thai kỳ. Gây nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi.

Tránh những tác nhân gây căng thẳng, phải luôn giữ tinh thần thoải mái

Không hút thuốc: Người mẹ hút thuốc trong khi thai kỳ có nhiều khả năng bị sinh non, nhẹ cân. Thai nhi dễ nguy cơ bị khiếm khuyết thần kinh. Trẻ em sinh ra từ những phụ nữ hút thuốc có nhiều khả năng thử hút thuốc ở độ tuổi trẻ hơn và trở thành người hút thuốc thường xuyên sớm hơn, do nghiện nicotine sinh lý.

Bỏ rượu, vì rượu có thể ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của em bé. Những người uống rượu khi mang thai có thể sinh con mắc hội chứng rối loạn thai nhi do uống rượu bào (FAS).

Tránh làm việc quá sức khiến cơ thể mệt mỏi

Người cha cũng cần tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, các chất gây nghiện…

Muốn có thai kỳ khỏe mạnh, phát triển hoàn hảo. Các cặp vợ chồng cần có chiến lược kỹ càng.

Hai vợ chồng nên kiểm tra sức khỏe tổng quát tại bệnh viện có chuyên khoa sản. Để biết cơ thể đã sẵn sàng cho việc chuẩn bị có em bé hay không. Nếu có tiền sử bệnh di truyền, có thể bác sĩ sẽ chỉ định làm thêm các xét nghiệm chuyên sâu.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây