Một số phụ nữ tin họ có thể sinh con vô hạn định. Các chuyên gia sản, phụ khoa đã khẳng định có giới hạn tuổi đối với chuyện làm mẹ của chị em. Vì vậy phụ nữ cần sinh con sớm hay không, có phải để càng lâu càng khó sinh?
Độ tuổi sinh con ở phụ nữ:
Mang thai là một giai đoạn đáng quý của cuộc đời. Trước khi bước vào giai đoạn vừa khó khăn vừa thú vị này, bạn cần phải chuẩn bị thật cẩn thận. Trước khi làm mẹ, chắc hẳn bạn sẽ muốn có một sự nghiệp ổn định. Nhưng liệu bạn có đang bỏ qua độ tuổi “vàng” để mang thai?
Về khía cạnh sinh học thì từ 20 – 24 là độ tuổi sinh đẻ tốt nhất. Tuy nhiên, lúc này bạn vẫn chưa sẵn sàng về mặt tâm lý để làm mẹ.
Nếu duy trì lối sống lành mạnh và ăn uống tốt thì độ tuổi từ 25 – 29 là giai đoạn lý tưởng nhất để mang thai. Bạn cũng đã đủ trưởng thành để ý thức được trách nhiệm của người mẹ. Cơ thể cũng có đủ sức khỏe để thai nghén.
Có thể lên kế hoạch mang thai ở độ tuổi 30 – 35 nếu muốn tập trung vào sự nghiệp. Tuy nhiên, khả năng thụ thai ở tuổi 30 sẽ thấp hơn so với tuổi 20.
Từ 35 – 40 tuổi không còn là giai đoạn lý tưởng nhất để phụ nữ sinh con. Để hành trình sinh con sau tuổi 35, thậm chí sau tuổi 40 diễn ra suôn sẻ. Bạn cần lường trước những khó khăn, chuẩn bị cho mình một tâm lý sẵn sàng đón nhận và vượt qua.
Tại sao khả năng sinh sản giảm khi bước vào tuổi 35 – 40?
Mang thai sau 35 tuổi, bạn có thể gặp phải nhiều biến chứng như:
Huyết áp cao
Phụ nữ bị huyết áp cao trong thai kỳ sẽ kéo theo nhiều nguy cơ tiềm ẩn
Lưu lượng máu đến nhau thai bị giảm: khiến bé chậm tăng trưởng và nhẹ cân khi chào đời
Nhau bong non: thai nhi bị ngạt thở do thiếu oxy và thai phụ bị chảy máu.
Nguy cơ sinh non, người mẹ dễ bị nguy cơ bệnh tim mạch trong tương lai
Tiền sản giật
Mang thai sau 40 tuổi sẽ có nguy cơ tiền sản giật cao hơn so với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Tiền sản giật sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi:
Đối với mẹ:
Tăng nguy cơ nhau bong non, mắc bệnh lý về tim mạch, suy giảm chức năng gan. Gây rối loạn đông máu, hội chứng HELLP, suy thận cấp, phù phổi cấp và suy tim cấp. Nghiêm trọng nhất là gây tử vong cho thai phụ.
Đối với thai nhi:
Tiền sản giật khiến bé bị sinh non, suy dinh dưỡng. Thai nhi có thể chết lưu ngay từ trong bụng mẹ.
Tiểu đường thai kỳ:
Tiểu đường là một căn bệnh phổ biến khi mang thai sau 35 tuổi. Lúc này trọng lượng cơ thể đã tăng lên nhiều so với lúc trẻ. Tiểu đường thai kỳ có thể gây ra nhiều vấn đề:
- Chuyển dạ sớm hoặc gặp các vấn đề trước sinh
- Tỷ lệ sinh non trước tuần 37 của thai kỳ cao hơn
- Nguy cơ bị tiền sản giật
- Trẻ sơ sinh bị hạ đường huyết hoặc vàng da, vàng mắt sau khi sinh
- Mẹ có nguy cơ mắc tiểu đường loại 2 trong tương lai
Dị tật bẩm sinh
Lý do phụ nữ cần sinh con sớm vì phụ nữ lớn tuổi có nhiều khả năng sinh con bị dị tật hơn. Có thể phân loại các dạng dị tật bẩm sinh theo cấu trúc chức năng và sự phát triển của trẻ nhỏ.
Theo cấu trúc, chức năng: khuyết tật tim, sứt môi hoặc vòm miệng, tật nứt đốt sống, chân khoèo..
Theo sự phát triển: khuyết tật về trí thông minh, trao đổi chất, các vấn đề về cảm giác, hệ thần kinh như bệnh Down, bệnh hồng cầu hình liềm, xơ nang.
Sảy thai, thai chết lưu
Phụ nữ ở độ tuổi 35 – 45 tuổi sẽ có nguy cơ sảy thai từ 20 – 35%.
Số lượng trứng suy giảm
Khả năng sản suất trứng sẽ bắt đầu giảm từ tuổi 30. Việc thụ thai sẽ trở nên khó khăn.
Khả năng thụ thai thấp nhất là khi bạn 40 tuổi. Khi mang thai ở độ tuổi này, cơ thể rất dễ bị mệt mỏi. Tập thể dục thường xuyên nếu bạn có kế hoạch mang thai ngoài 40 tuổi
Lời khuyên để có thai kỳ khỏe mạnh khi sinh muộn
Khám sức khỏe tiền mang thai
Cần kiểm tra sức khỏe trước khi có ý định mang thai để chắc chắn rằng bạn có một sức khỏe tốt cho thai kỳ sắp tới. Mẹ tham khảo thêm bài viết: Những loại mẹ cần làm xét nghiệm trước khi có ý định mang thai
Bổ sung vitamin
Tuổi tác ảnh hưởng lớn đến khả năng làm mẹ. Nghĩa là phụ nữ cần sinh con sớm để sinh sản thuận lợi hơn. Việc có được đứa con khỏe mạnh còn phụ thuộc vào yếu tố di truyền, môi trường, lối sống… của mẹ. Khi có ý định mang thai nên bổ sung axit folic.
Chế độ sinh hoạt lành mạnh
Phụ nữ ở tuổi nào cũng nên chăm sóc sức khỏe bản thân, hình thành thói quen sống khoa học. Không hút thuốc, uống rượu, sử dụng chất kích thích, luôn giữ cho tình thần thoải mái, tránh stress nặng nề.
Khi có thai nên đi khám sớm, khám thai định kỳ đầy đủ
Với sự tiến bộ của y học ngày nay, phụ nữ hiếm muộn thêm hy vọng được thực hiện thiên chức làm mẹ. Nhiều trường hợp chị em lớn tuổi, thậm chí đã mãn kinh, hoặc gặp vấn đề về tử cung, buồng trứng, bị bệnh mãn tính… có thể mang thai nhờ các phương pháp hỗ trợ sinh sản.