Những triệu chứng mẹ bầu bị phù chân khi mang thai có nguy hiểm không?

0
303
nhung-trieu-chung-me-bau-bi-phu-chan-khi-mang-thai-co-nguy-hiem-khong-3
Ảnh: eva.vn

Mẹ bầu bị phù chân là một hiện tượng thường xảy ra vào những tháng cuối thai kỳ. Tình trạng phù chân tuy không đau đớn nhưng lại làm mẹ bầu mệt mỏi, khó chịu. Vậy mẹ bầu bị phù chân có nguy hiểm không?

Nguyên nhân làm cho mẹ bầu bị phù chân

Giai đoạn mang thai, cơ thể sản xuất nhiều máu và chất lỏng. Tăng 50% so với bình thường để có đủ dinh dưỡng nuôi dưỡng thai nhi. Điều này gây nên tình trạng phù nề ở mẹ bầu.

Trong những tháng cuối của thai kỳ, trọng lượng của bé lớn hơn. Tử cung của mẹ bầu cũng phải lớn hơn để có đủ chỗ trống chứa thai nhi. Tử cung lớn làm tăng áp lực và chèn ép lên tĩnh mạch chủ dưới. Làm cho máu bị dồn nhiều ở chân và gây tình trạng phù nề. Bàn chân và mắt cá chân là hai vị trí dễ phù nề nhất.

Sự thay đổi hormone bên trong cơ thể mẹ bầu cũng là nguyên nhân gây phù nề. Hormone thay đổi, thành mạch máu mềm hơn. Gây khó khăn cho tĩnh mạch trong việc vận chuyển máu từ chân về tim. Máu đưa xuống chân dễ nhưng chiều ngược lại thì khó, dẫn đến phù nề.

Thói quen đứng lâu, đi lại nhiều, sử dụng giày cao gót… là những yếu tố khiến hoạt động bơm máu vùng cơ chân không được ổn định, gây phù nề nhiều.

Sử dụng đồ uống có cồn, rượu hoặc nhiệt độ môi trường nóng, ẩm nhiều cũng có thể gây ra tình trạng phù chân

Mẹ bầu bị phù chân có nguy hiểm không?

nhung-trieu-chung-me-bau-bi-phu-chan-khi-mang-thai-co-nguy-hiem-khong-1
Ảnh: doisongvietnam.vn

Mẹ bầu bị phù chân là hiện tượng thường gặp nhưng không vì thế mà nó không ảnh hưởng tới sức khỏe. Mẹ bầu bị phù chân nhiều và kéo dài có thể phải đối mặt với nguy cơ máu bị ứ trệ trong lòng tĩnh mạch. Làm cho van tĩnh mạch cũng như hệ thống tĩnh mạch chi dưới bị suy giãn và không thể hồi phục ngay cả khi sau sinh. Máu ứ trệ nhiều khiến chân không chỉ phù mà còn đau, chuột rút, nghiêm trọng hơn là rối loạn sắc tố da rất khó lành.

Phù chân có thể gây ra các hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, đau bụng, huyết áp cao…Từ đó gây ra tình trạng tiền sản giật. Việc huyết áp tăng cao giai đoạn mang thai, có thể làm suy yếu hệ thần kinh, thận, mạch máu… và không cung cấp đủ oxy cho thai nhi. Tuy vậy khả năng xuất hiện tối đa 10% trên 100 phụ nữ đang mang thai.

Mẹ bầu bị phù chân không gây nguy hiểm cho thai nhi. Mẹ bầu không nên quá lo lắng và có thể hỏi ý kiến bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Tuy nhiên nó khiến mẹ bầu đi lại khó khăn, khó chịu và đau đớn.

Mẹ bầu nên cảnh giác khi chân bị sưng phù trong thời gian kéo dài kèm các triệu chứng như:

  • Sưng cả tay và mắt
  • Đau đầu nặng
  • Đau dữ dội vùng dưới xương sườn
  • Buồn nôn, nôn
  • Thị giác có vấn đề như nhìn lờ mờ

Đây có thể là dấu hiệu của tiền sản giật, mẹ bầu nên đi khám để xác định chính xác.

Nếu mẹ bầu chỉ phù một bên chân còn bên kia bình thường. Có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề về tĩnh mạch như huyết khối tĩnh mạch sâu.

Làm gì khi bị phù chân?

nhung-trieu-chung-me-bau-bi-phu-chan-khi-mang-thai-co-nguy-hiem-khong-2
Ảnh: vinmec.com

Chế độ dinh dưỡng:

Mẹ bầu cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng như: thịt, cá, trứng, sữa…hàng ngày. Nên hạn chế các loại thức ăn mặn dễ khiến cơ thể tích nước. Tránh các loại thức uống có cồn và cafein vì chúng có xu hướng gây trữ nước nhiều hơn. Mẹ bầu nhớ bổ sung đầy đủ sắt.

Ăn nhiều rau xanh, hoa quả và trái cây tươi. Không nên ăn các thực phẩm chứa nhiều muối, dầu mỡ. Hạn chế các đồ uống chứa cồn và cà phê. Bổ sung thực phẩm giàu Natri và Kali như cam, cải bó xôi, chuối, sữa chua, dưa hấu, các sản phẩm từ đậu nành…Vì thiếu Natri, Kali có thể là nguyên nhân gây phù nề.

Uống nhiều nước:

Mẹ bầu nên uống nhiều nước vì nếu để cơ thể mất nước nó sẽ phải cố gắng để giữ nước. Làm cho tình trạng phù nề trầm trọng hơn

Tránh đi đứng quá nhiều hoặc ngồi lâu:

nhung-trieu-chung-me-bau-bi-phu-chan-khi-mang-thai-co-nguy-hiem-khong-3
Ảnh: eva.vn

Mẹ bầu nên vận động liên tục để hạn chế những sức ép lên các vùng chân, lưng, hông.. Tránh các tư thế ngồi sai cách như: ngồi xếp bằng, bắt chéo chân… Vì có thể làm cản trở quá trình tuần hoàn máu xuống chân, gây tê chân, khó đi lại, lâu dần là phù nề.

Giảm bớt những tác động lên tĩnh mạch:

Mẹ bầu nên nằm nghiêng khi ngủ và thay đổi bằng cách nghiêng 2 bên. Đặt thêm một chiếc gối kê chân giúp hỗ trợ giảm áp lực. Làm cho việc đi vào giấc ngủ dễ dàng hơm.

Chỉ chọn giày để bệt, loại giày thoải mái, không gây bí bức cho đôi chân. Tránh đi giày cao gót, các loại giày có đế trơn trượt.

Luyện tập:

Các bài tập nhẹ nhàng sẽ giúp cơ thể tăng sức dẻo dai, lượng máu lưu thông được ổn định. Không nên có thói quen nhịn tiểu vì có thể khiến chân sưng phù nhiều hơn. Trước khi đi ngủ có thể ngâm chân trong nước nóng để giảm sưng. Tăng cường khả năng tuần hoàn máu và giúp ngủ ngon hơn.

Mẹ bầu bị phù chân kéo dài thì có thể gây ra những di chứng nghiêm trọng cho sức khỏe. Nên tới ngay bác sĩ chuyên khoa để được chuẩn đoán và điều trị hiệu quả. Mẹ tham khảo thêm bài viết: Những điều cần lưu ý khi mẹ bầu bị phù chân

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây