Khuynh hướng ẩm thực lành mạnh năm 2021

0
1153
Ảnh : triskelesociety.wordpress.com

Khuynh hướng ẩm thực lành mạnh đang bùng nổ trên toàn cầu. Con người đặt nhiều sự quan tâm hơn về yếu tố lành mạnh trong mỗi bữa ăn. Những thực phẩm mang lại giá trị sức khỏe sẽ được ưa chuộng năm 2021. Một số phương pháp chế biến món ăn lành mạnh cũng được dự đoán sẽ lên ngôi như “tô màu bữa ăn”.  Bằng cách sử dụng các thực phẩm với màu sắc tự nhiên đa dạng hay sử dụng tối đa các nguyên liệu thực phẩm địa phương để đảm bảo độ tươi ngon. Những xu hướng sau đây được dự đoán sẽ bùng nổ trong năm 2021

Không sử dụng đồ uống có cồn

Nhờ có ý thức cao về sức khỏe, người tiêu dùng cũng giảm uống rượu bia. Thay vào đó là thức uống bổ dưỡng nhiều hương vị tự nhiên và không chứa chất cồn. Nhằm hạn chế sử dụng đồ uống có cồn và theo đuổi lối sống lành mạnh hơn. Người tiêu dùng bắt đầu hướng đến những lựa chọn khác.

Những thức uống không cồn không còn dừng lại ở nước có gas. Thay vào đó là các loại sản phẩm đa dạng về mẫu mã và chủng loại. Những thương hiệu đồ uống hàng đầu đã nhanh chóng bắt tay tạo ra những sản phẩm mới. Những sản phẩm mới cũng được ủ và pha chế công phu, mang đến hương vị không quá khác biệt bia rượu truyền thống. Ví dụ như bia không cồn,…

Thực phẩm hữu cơ

Ảnh pinterest.com

Xu hướng ẩm thực lành mạnh kéo theo nhu cầu tiêu thụ thực vật gia tăng, đặc biệt là thực phẩm hữu cơ. Người tiêu dùng đang bắt đầu việc thay thế thịt trong bữa ăn. Các thành phần dinh dưỡng, quy trình cung ứng, lượng nước sạch sử dụng và mức độ an toàn của thực phẩm được xem xét kỹ hơn. Việc này gián tiếp thúc đẩy sự quan tâm lớn đối với các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật.

Lý do khiến người tiêu dùng chọn các thực phẩm từ thực vật là khả năng kiểm soát tốt tình trạng sức khỏe. Ít chất béo, hạn chế tinh bột, không sử dụng nhiều gia vị và kiểm soát lượng calo là những yếu tố giúp bữa ăn trở nên lành mạnh hơn. Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy 4 tiêu chí này trong một bữa ăn chay. Trong khuynh hướng ẩm thực hiện nay, nhiều người quan tâm đến ăn uống lành mạnh hơn. Thực đơn với các món chay sẽ được người tiêu dùng ưa chuộng trong thời gian tới với giá thành phải chăng và ít gây ô nhiễm môi trường hơn.

Đồ uống từ thực vật

Ảnh vneconomy.vn

Những loại thức uống giàu dinh dưỡng như :

Các loại nước ép từ rau xanh, latte hạnh nhân và nghệ, cà-phê với dầu dừa và bơ cũng được ưa chuộng…

Thức uống có sử dụng các nguyên liệu bổ sung như :

Nghệ, gừng, sả, giá, hoặc rau thơm…sẽ làm nước ép trái cây.

Để kích thích trí não :

Các loại nước uống từ ca cao, bột matcha và bột maca trở thành xu hướng sức khỏe mới dần thay thế cho cà phê.

Hoa quả và rau sạch

Ảnh meta.vn

Trái cây và rau quả cung cấp các vitamin, khoáng chất, và các chất dinh dưỡng từ thực vật để bảo vệ chống lại các bệnh mãn tính. Bao gồm chứng béo phì, bệnh tim, bệnh tiểu đường và chứng sa sút trí tuệ…Rất nhiều các loại rau, rau gia vị, trái cây cung cấp cho bạn đầy đủ lượng vitamin E, vitamin A,… Vitamin E là chất chống oxy hóa, làm giảm ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời trên da. Vitamin A được biết đến như chất giữ da mạnh khỏe, làm lành các vết thương.

Các loại thảo mộc như bạc hà, rau mùi, rau mùi và lá hồi…Giúp hỗ trợ tiêu hóa và chống các loại bệnh gây sưng viêm nguy hiểm. Rau, quả tươi có thể ăn ngay hoặc cũng có thể làm đông lạnh để giữ được phần lớn chất dinh dưỡng và hương vị.

Thực phẩm và đồ uống lên men

Ảnh dienmayxanh.com

Những loại thực phẩm lên men vào xu hướng ẩm thực đang lên ngôi. Thị trường thực phẩm và đồ uống lên men được dự đoán sẽ đạt mức tăng trưởng cao. Thực phẩm lên men có mặt thường xuyên trong bữa ăn gia đình nhiều năm nay. Nhưng thời gian gần đây, nhờ khoa học công nghệ tiên tiến. Chúng được dự trữ và bảo quản để phát huy lợi ích cao hơn.

Sức khỏe đường ruột luôn là vấn đề quan trọng khi ăn uống. Bổ sung các thực phẩm lên men vào trong chế độ ăn uống giúp giảm các vi khuẩn có hại trong cơ thể. Thực phẩm lên men như sữa chua, phô mai hoặc dưa chua, kim chi… không chỉ giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể mà còn giúp cải thiện hệ tiêu hóa nhờ giàu lợi khuẩn probiotic. Axit lactic được tạo ra trong quá trình lên men thúc đẩy sự phát triển của hệ thực vật đường ruột.

Trong những sản phẩm lên men có chứa các enzym cần thiết như axit béo omega-3, men vi sinh, vitamin B…Giúp khôi phục sự cân bằng vi khuẩn có lợi trong ruột và đẩy lùi các vấn đề về tiêu hóa. Loại trừ độc tố, đồng thời cải thiện tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng. Những thực phẩm lên men có thể giúp chúng ta phòng nhiều bệnh lý như rối loạn thần kinh, trầm cảm, bệnh Alzheimer, tự kỷ, béo phì…

Sử dụng các loại hạt

Ảnh honghoa.vn

Bữa ăn có bổ sung hạt giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư thấp hơn những người không ăn hạt. Vì các loại hạt có hàm lượng chất béo cao. Chúng rất giàu calories, giàu chất béo chưa no và chất đạm, không chứa chất béo hại tim. Cung cấp các chất dinh dưỡng như vitamin B và E, magiê, và chất xơ.

Các loại hạt như hạnh nhân, hạt điều, quả óc chó, quả hồ trăn,…Hay hạt phổ biến khác ở Việt Nam như đậu phộng, mè, hạt bang…có thể làm nguyên liệu bổ sung để rắc lên các món ăn kèm. Xu hướng sử dụng sữa hạt thay cho sữa bò là một minh chứng cho việc người tiêu dùng đang có khuynh hướng ẩm thực lành mạnh.

Các loại bột

Các loạt bột có nguồn gốc từ trái cây và rau củ. Có khả năng sẽ thay thế bột mì trong năm 2021. Với hàm lượng protein và chất xơ cao nhưng lại chứa ít carbohydrate.  Những loại bột từ thực vật sẽ giúp hạn chế tình trạng béo phì liên quan đến tinh bột. Bột nghệ được dùng nhiều trong chế biến thực phẩm vì có dược tính cao.

Xu hướng sống lành mạnh không chỉ làm thay đổi diện mạo ngành ẩm thực mà dự kiến sẽ ảnh hưởng đến mọi thói quen của người tiêu dùng

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây