Ghé Thanh Hoá nhớ ăn món bánh mật vị ngọt xứ Thanh nhé

0
2080
mon-banh-mat-5
mon-banh-mat

Thường thì món bánh mật xứ Thanh được nặn thành hình tròn bẹp như bánh rán và dùng mật mía đặc. Nhưng vì điều kiện thiếu thốn do mình ở xa nên mình nặn miếng tròn nhỏ như trứng cút vừa miệng ăn. Và pha loãng mật ra để tiết kiệm, bán chuẩn phong cách bánh ngào hàng rong luôn.

Mật ngon thường có màu nâu đỏ, sánh nhuyễn, để quanh năm không bị hỏng, không kết tinh thành đường ở đáy, khi nếm không bị chua miệng mà vị mật thơm đầy miệng

mon-banh-mat
Ảnh www.dienmayxanh.com

Vị ngọt bánh mật xứ Thanh

Muốn làm món bánh mật xứ Thanh ngon trước tiên phải chọn được loại gạo nếp thơm (bột gạo quyết định đến 50% hương vị của bánh). Gạo nếp được xay khô cho thật mịn (bột càng mịn thì bánh càng dẻo), sau đó đổ mật vào trộn đều với bột.

Các bước thực hiện làm bánh mật

Bước 1: Chuẩn bị bột

Bột nếp bạn cho vào tô lớn, thêm một chút muối, 1 muỗng dầu ăn rồi trộn đều hỗn hợp. Cho từ từ nước vào trộn đều cho tới khi thấy hỗn hợp bột vừa đủ ẩm thì dừng lại.

Bạn lấy bột ra mặt phẳng sạch, dùng tay nhồi bột thành một khối dẻo mịn, bột không dính tay. Bọc kín khối bột và để bột nghỉ trong khoảng 20 phút.

mon-banh-mat-1
Ảnh www.dienmayxanh.com

Bước 2: Tạo hình bánh và nấu bánh

Bạn lấy bột ra, chia bột thành những phần nhỏ bằng nhau. Sau đó bạn nặn bột thành hình cái kén dài khoảng 3 – 4 cm.

Bắc một nồi nước sôi, sau đó bạn nhẹ tay thả các viên bánh vào nồi luộc với lửa vừa, luộc bánh 1-2 phút, bánh nổi lên là bánh đã chín. Sau đó vớt bánh ra để riêng.

Lưu ý: Bạn nặn bánh to vừa phải, bánh sẽ ngon hơn. Bạn đừng nặn to quá, bánh ăn sẽ bị ngán đấy.

mon-banh-mat-2
Ảnh www.cooky.vn

Bước 3: Nấu nước đường dùng bánh

Bạn bắc lên bếp một nồi nhỏ, cho đường thốt nốt vào nồi. Tùy theo sở thích mà bạn có thể điều chỉnh lượng đường vừa ăn. Cho thêm 500ml nước vào nấu cho đường tan hết.

Tiếp theo bạn cho gừng thái sợi và cho bánh mật vào nồi nước đường đang nấu, đun thêm 2-3 phút cho bánh ngấm nước đường là có thể ăn được rồi. Thành phẩm bánh ngào thơm ngon với vị dẻo bùi của bột nếp, vị ngọt đậm đà của đường thốt nốt chắc chắn sẽ làm nao lòng những tín đồ yêu ngọt.

Một số lưu ý khi làm bánh ngào

Bạn hãy chọn những nguyên liệu mới, mua ở những cửa hàng uy tín để bánh thơm ngon.

Có thể sử dụng mật mía thay cho đường thốt nốt. Nếu sử dụng mật, bạn cho mật mía vào nồi rồi đun đến khi sánh lại, sau đó cho bánh vào, không cần phải cho thêm nước nhé!

Bánh ngào sau khi hoàn thành cách làm

Bánh ngào sau khi hoàn thành cách làm

Tiếp sau đây hãy đến với một cách làm bánh ngào có nhân đậu xanh hấp dẫn khác để thay đổi đa dạng các món ăn trong gia đình nhé

Hướng dẫn làm bánh ngào nhân đậu xanh hấp dẫn

Nguyên liệu làm bánh ngào nhân đậu xanh:

  • Bột nếp
  • Mật mía
  • Gừng
  • Đậu xanh
  • Dừa nạo sợi(sữa dừa nếu bạn có sẵn)
  • Đường
mon-banh-mat-4
Ảnh hoccachlam.com

Các bước thực hiện cách làm bánh ngào

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Gừng gọt vỏ, rửa sạch và thái sợi nhỏ hoặc băm nhỏ đều được.

Bột nếp đổ vào bát to với nước ấm rồi nhào cho bột trở nên dẻo và mịn đến khi có thể vo tròn mà không dính tay.

Bước 2: Làm nhân bánh ngào

Đậu xanh cho vào nồi hấp chín. Sau khi chín thì nghiền nát và cho thêm đường, dừa thái sợi và sữa dừa nếu muốn vị ngậy, béo hơn.

Lưu ý: Nếu còn ướt thì bạn có thể bỏ lên chảo sên cho khô lại. Mình hấp khô nên không cần sên nữa mà để như vậy chia phần ra và vo tròn.

Bước 3: Nặn bánh ngào

Chia bột nếp thành từng phần nhỏ bằng nhau rồi cho nhân đậu xanh đã chuẩn bị sẵn vào giữa rồi vo viên tròn.

Lưu ý: Bạn cần để riêng từng cái ra tránh bánh ngào bị dính vào nhau. Khâu nặn bánh rất quan trọng, độ tròn sẽ quyết định đến độ phồng, nở của bánh ngào khi cho lên nấu.

Bước 4: Nấu nước bánh ngào

Cho mật mía, gừng đã thái sợi và nước lọc vào nồi (bỏ nhiều hay ít mật tuỳ vào độ ngọt và khẩu vị từng gia đình nhé)

Nấu sôi lên thì thả bánh vào nồi. Khi bánh nổi lên (khoảng 3 phút) bạn để như vậy tiếp tục nấu thêm 15 phút nữa mật đã thấm vào bánh rồi tắt bếp là xong.

mon-banh-mat-3
Ảnh blog.beemart.vn

Bước 5: Thưởng thức và trang trí bánh ngào

Tắt bếp, múc bánh ngào vào bát.

Để trang trí bạn có thể rắc thêm chút lạc rang ăn khi còn nóng. Thêm ít lạc ăn sẽ thơm và bùi hơn nhưng nếu bạn không cho thêm cũng không sao nhé!

Bánh ngào dùng vào những ngày mùa đông, tiết trời se lạnh hoặc những ngày mưa phùn sẽ rất hợp vì vị cay cay, thơm thơm của gừng, vị bùi của lạc và vị ngọt của mật mía.

Bánh gói xong bắc lên bếp, đồ cách thủy, chú ý giữ lửa đều hai bên để không bị sống góc.Theo kinh nghiệm đồ bánh dân gian thì, trước khi luộc bánh thắp một nén hương, khi hương cháy hết thì bánh chín.

Lời kết :

Món bánh mật xứ Thanh thường để nguội mới ăn, người ta buộc bánh mật treo lên dây cho ráo nước, đợi bánh nguội hẳn thì bóc ra, cắt từng khoanh như giò. Khi ăn có vị ngọt mát của mật, vị dẻo của gạo nếp, vị thơm của đỗ và đậm đà của hương vị quê hương.

Hẹn gặp lại trong những món ngon mỗi ngày khác. Chúc bạn thành công với cách làm món bánh mật xứ Thanh trên và có những bữa ăn đầm ấm bên gia đình. Cảm ơn đã theo dõi.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây