1001 công thức làm trân châu tự pha trà sữa tại nhà cho hội nghiện trà sữa đây

0
602

Kể từ khi du nhập vào Việt Nam mặc dù có hàng tá biến thể khác nhau, nhưng cốt lõi của nó là sự kết hợp giữa trà, sữa và trân châu. Bên cạnh chất lượng, hương vị của ly trà sữa thì vấn đề khiến tất cả chúng ta đều quan tâm, lo lắng là tính an toàn vệ sinh thực phẩm khi mua trà sữa từ các hàng quán. Bạn hãy yên tâm với những công thức sau, chúng tôi sẽ tiết lộ bí kíp tự làm làm trân châu tại nhà để pha trà sữa ngay giúp bạn làm được thức uống ngon như ý và vô cùng vệ sinh.

1.Thức uống gây nghiện toàn cầu

Theo một nghiên cứu gần đây từ tổ chức uy tín, ngành công nghiệp trà sữa trân châu dự kiến sẽ tăng gần 2 tỷ USD lên con số khổng lồ 4,3 tỷ USD vào năm 2027. Từ khi xuất hiện, trà sữa đã ra đời với 1001 phiên bản biếu tấu trà sữa khác nhau, đều mang lại những hương vị và trải nghiệm khác nhau cho tín đồ của thức uống “gây nghiện” này.

Đơn đặt hàng trà sữa ở Đông Nam Á đã ghi nhận mức tăng 3.000% chỉ trong năm 2018, trong khi thức uống này cũng đã xuất hiện trong các thực đơn ở các quốc gia bên ngoài châu Á trong một thời gian khá dài. Ví dụ, Đức đã thêm trà sữa trân châu vào thực đơn của McDonald’s vào năm 2012.

Gần đây ở Singapore, khi các cửa hàng trà sữa trân châu được yêu cầu đóng cửa tạm thời để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19, những đám đông lo lắng đã vội vàng tìm món đồ ngọt cuối cùng và tạm biệt thức uống yêu thích của họ.

cach-lam-tran-chau

2. Bí quyết để tự tạo ra thức uống gây nghiện tại nhà

Để chị em có được cốc trà sữa ngon, an toàn vệ sinh cho gia đình và người thân trong thời điểm giãn cách do Covid-19, chúng tôi sẽ hướng dẫn cách làm trà sữa trân châu đơn giản nhất, ai cũng có thể áp dụng với những nguyên liệu vô cùng đơn giản.

Nguyên liệu làm trà sữa trân châu:

Chuẩn bị:

+ Nguyên liệu làm trà sữa: 50g trà túi lọc hoặc trà khô; 50ml sữa đặc; 100ml sữa tươi; 50g đường nâu; 50g đường cát trắng; nước đun sôi.

+ Nguyên liệu làm trân châu: 30g bột nếp; 55g bột năng; 20g bột cacao

+ Dụng cụ: Bình to – Cốc đựng – Thìa – Nồi nhỏ – Bát tô sạch – Ống hút loại lớn.

Lưu ý: Theo các chuyên gia pha chế để trà đậm, vị chát mềm và mượt thì bạn nên dùng trà Ô Long. Loại trà này có màu đỏ như rượu vang, nếu muốn vị nồng hơn thì bạn nên dùng Hồng trà. Còn màu xanh vàng thì dùng Lục trà là thích hợp nhất. Trong trường hợp nếu không có các loại trà trên bạn có thể làm bằng trà lipton thì có màu vàng đỏ đặc trưng nhưng không được thơm lắm. Đối với sữa tươi thích vị socola hay vị dâu…thì mua loại đó, nếu không thì dùng sữa tươi trắng, dùng loại có đường hoặc không đường đều được.

+ Cho trà túi lọc vào với 300ml nước sôi để 5 – 10 phút cho tan trà và cũng chờ nguội bớt. Sau đó vớt túi lọc ra, cho sữa đặc vào khuấy tan. Thêm sữa tươi khuấy đều và cất vào tủ lạnh.

+ Với trà khô cho vào ấm rót nước sôi vào để 10 phút cho trà ngấm và tan. Lọc bỏ bã, cho sữa đặc và sữa tươi vào khuấy đều.

Lưu ý: Để trà sữa lên bột nhanh, có màu đẹp thì các bạn cho vào bình, thêm 2 – 3 viên đá vào lắc thật mạnh. Trà sữa sẽ có màu đẹp hơn, vị đậm hơn và thơm hơn khi dùng trà đậm đặc.

cach-lam-tran-chau-8

Cách làm trân châu đủ màu sắc:

1. Cách làm trân châu đen

Nguyên liệu

– 150g đường kính trắng (đường cát)

– 20g bột gạo

– 140g bột năng

– 5g bột cacao

Bước 1: Nhào bột

– Trộn hỗn hợp bột năng và gạo hòa quyện vào nhau rồi múc 2 muỗng ra để làm bột áo. Sau đó trộn tiếp bột cacao vào.

– Đổ từ từ 150 ml nước sôi vào hỗn hợp, vừa đổ vừa trộn đều, khi bớt nóng thì dùng tay (đeo găng tay nilon) nhào thật kỹ cho bột đều vào dẻo đến khi tạo hình được mà không bị dính tay. Sau đó để 10 phút rồi làm bước tiếp theo.

Bước 2: Viên trân châu

– Dùng 1 mặt phẳng (mâm hoặc thớt) phủ 1 lớp bột năng lên sau đó đặt hỗn hợp bột đã nhào lên trên lăn vài lần để bột bám vào lớp áo khỏi dính.

– Nặn thành những viên tròn có kích thước to nhỏ theo nhu cầu của bạn, hạt trân châu to tầm bằng đầu ngón tay út là phù hợp. Sau đó phủ 2 muỗng bột đã để riêng lên các viên đã nặn trộn đều để các viên không dính vào nhau.

Bước 3: Nấu trân châu

– Đun nước lọc đến khi sôi, sau đó lấy 120g đường cho vào khuấy tan.

– Cho toàn bộ trân châu đã viên vào đun sôi, khi thấy trân châu nổi hết lên thì tắt bếp. Vớt ra cho vào bát nước lạnh (giúp tạo độ mềm dai) ngâm 5 phút.

– Sau khi ngâm xong, vớt ra và trộn đều cùng với 30g đường còn lại

cach-lam-tran-chau-9

2. Cách làm trân châu trắng

Nguyên liệu và dụng cụ

– 250g đường trắng

– 25g bột rau câu dẻo

– 5g bột rau câu giòn

– 50ml dầu ăn

– 1 chai nhựa có đẩu tròn có thể nhỏ giọt (có thể dùng chai tương ớt rửa sạch)

– 1 lít nước lọc

– 1 bát tô nước lạnh (để ngăn mát tủ lạnh)

Bước 1: Đun hỗn hợp

– Ngâm bột rau câu giòn với 1 lít nước để rau câu nở ra rồi khuấy đều cho tan, sau đó đun sôi với lửa vừa.

– Trộn phần bột rau câu dẻo với đường trắng, tiếp tục đổ từ từ vào nồi rồi khuấy đều cho tan hết rồi tắt bếp.

Lưu ý: Nếu không đổ từng bước như trên sẽ dễ gây hiện tượng vón cục của bột.

Bước 2: Tạo viên trân châu

– Cho hỗn hợp rau câu đang nóng vào chai nhựa đầu tròn, phần còn thừa vẫn để trong nồi để rau câu không bị đông lại. Ngâm chai vào nước lạnh để chai đỡ bị biến dạng vì nóng.

– Cho 50ml dầu ăn vào tô nước lạnh (không được cho đá vì sẽ làm dầu đông và vón cục).

– Dùng khăn bọc chai nhựa rau câu để cầm cho đỡ nóng, nhỏ từng giọt hỗn hợp vào tô nước lạnh. Giọt rau câu qua lớp dầu sẽ tạo thành hình viên tròn đều nhỏ chìm xuống nước đá đông lại thành viên trân châu.

– Vớt trân châu ra rửa với nước sạch nhiều lần, rồi ngâm với 1 chút đường pha với chanh để trân châu không bị khô, có vị ngọt thanh.

3. Trân châu nhiều màu

Nguyên liệu

– 200g bột năng

– 20g đường trắng (có thể tăng giảm lượng đường cho hợp khẩu vị)

– 10g bột rau câu

Phần tạo màu nguyên liệu tự nhiên (hoặc màu thực phẩm):

– Màu xanh: Nước cốt lá dứa hoặc bột trà xanh.

– Màu cam: Nước cốt cà rốt

– Màu tím: Nước cốt bắp cải tím

– Màu đỏ: Siro dâu

– Màu vàng: Nước cam

– Màu hồng: Nước cốt củ dền

Bước 1: Trộn bột

– Trộn đều bột năng, rau câu,đường và vài hạt muối với nhau

– Chia đều hỗn hợp trên ra số bát tương ứng với số màu cần làm.

Bước 2: Tạo màu và nhào bột

– Đun sôi lần lượt nước cốt từng màu, xong màu nào thì đổ từ từ vào 1 bát hỗn hợp, vừa đổ vừa khuấy đều để bột không bị vón cục.

– Khi bột ướt được khoảng 80% thì cho hỗn hợp ra mặt phẳng nhào thật kỹ cho đều đến khi bột dẻo có thể tạo hình mà không bị dính tay.

– Làm tiếp với các nước màu còn lại đến hết.

3.Một số lưu ý bạn nên nhớ khi làm trà sữa trân châu

  • Mẹo để trân châu giòn, dai cần bột năng nhiều hơn bột nếp. Bạn nhớ dùng nước sôi từ 80 – 100 độ khi nhào bột để bột chín đều đảm bảo màu sắc cho viên trân châu. Bạn cũng nên nặn trân châu khi bột còn ấm, cần thao tác nhanh.
  • Đặc biệt khi luộc chờ nước sôi hẳn rồi đổ trân châu vào cùng một lúc, tránh trường hợp nước sôi chưa tới đã đổ trân châu vào khiến hạt trân châu bị nhão. Khi nước sôi hẳn bạn chỉ cần đổ hạt trân châu vào và khuấy nhẹ để chín đều, không bị dính.
  • Trân châu nên sử dụng trong 4 – 5 giờ sau khi nấu. Để lâu quá sẽ khiến trân châu bị nở ra, bị bở, ăn sẽ không dai ngon. Trà sữa sau khi pha chỉ nên dùng trong 4 giờ, để quá lâu trà sẽ bị chát.
  • Mỗi gia đình sẽ có khẩu vị khác nhau tùy vào sở thích về độ đậm, vừa, nhạt để có thể lựa chọn các loại trà phù hợp nhất. Có các loại trà phổ biến nhất để làm trà sữa là Hồng Trà (trà đen), Lục trà màu xanh nhạt, Trà Ô Long…

Xem thêm bài viết cách làm giá đỗ trong mùa dịch tại đây.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây