Kiến thức cơ bản mang thai mà mẹ nào cũng cần phải biết

0
329

Mẹ bầu nên tự trang bị những kiến thức cơ bản mang thai. Cũng như các kỹ năng cần thiết cho bản thân trước khi trở thành bà mẹ tương lai. Không phải mẹ bầu nào cũng biết nên làm những gì để có một thai kỳ khỏe mạnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin bổ ích mà các bà mẹ tương lai cần biết.

Tại sao kiến thức cơ bản mang thai lại quan trọng?

Ảnh: manulife.com.vn

Giai đoạn đầu của thai kỳ, quan trọng nhất là 3 tháng đầu sẽ phức tạp hơn quãng thời gian còn lại.

Thời điểm từ 2-8 tuần sau khi thụ thai, em bé thường rất nhạy cảm. Các cơ quan như tim của bé bắt đầu hình thành. Bất cứ điều gì mà bạn làm như ăn, uống, hút thuốc hoặc tiếp xúc lúc này đều có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến em bé.

Trước khi có quyết định mang thai, bạn nên tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng quát để có sự chuẩn bị tốt nhất.

Trong trường hợp không may mắc phải các bệnh như huyết áp cao, đái tháo đường, trầm cảm,… Hãy nhanh chóng trao đổi với bác sĩ để tìm ra các biện pháp can thiệp tốt nhất

Kiến thức cơ bản mang thai để có sự chuẩn bị tốt nhất cho quá trình mang thai sắp tới.

Tâm lý mẹ bầu khi mang thai

Ảnh: kawaiispa.vn

Giai đoạn đầu mang thai có rất nhiều mẹ bầu cảm thấy tâm trạng mình trở nên dễ xúc động hơn, vui buồn bất chợt. Các mẹ bầu có thể trải qua một hoặc nhiều trong số những cảm giác sau đây:

Hứng thú, ngạc nhiên với mọi thứu nhưng đồng thời cũng lo lắng và bối rối.

Nghi ngờ khả năng làm mẹ của mình sau khi em bé sinh ra đời

Thay đổi tính tình thất thường và bất chợt.

Hứng khởi, có cảm giác muốn cho cả thế giới biết được bạn đang mang thai

Trở nên nhạy cảm hơn, có thể dễ dàng khóc khi coi một bộ phim buồn, hay nhìn thấy ảnh của em bé.

Trong giai đoạn đầu thai kỳ, mẹ bầu sẽ cảm giác cơ thể có nhiều thay đổi vì có một sinh linh đang lớn dần trong bụng. Để hiểu thêm về tâm lý mẹ bầu, tham khảo thêm tại: 10 kiểu tâm lý khi mang thai các mẹ đã trải qua hết chưa?

Khám thai định kỳ

Ảnh: softskillsinstitution.com

Khám thai định kỳ là một việc làm không thể thiếu đối với mỗi thai phụ. Mỗi mẹ bầu nên đi khám thai tối thiểu 8 lần trong suốt thai kỳ của mình. Thông qua quá trình này, mẹ bầu còn kịp thời phát hiện sớm nguy cơ dị tật hay các biến chứng nguy hiểm có thể đến với thai kỳ cũng như quá trình sinh nở.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng

Ảnh: khoahocdoisong.vn

Chế độ ăn hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng là yếu tố quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé.

Mẹ bầu cần chú ý tăng cường bổ sung các loại thực phẩm sau:

  • Tinh bột: bánh mì, các loại ngũ cốc,…
  • Đạm: các loại thịt, sữa, trứng, đậu,…
  • Rau xanh, hoa quả tươi, nước ép trái cây ít đường.
  • Bổ sung các loại vitamin như: canxi, sắt, A, D, axit folic,…
  • Chất béo: mỡ động vật, dầu thực vật, bơ,…
  • Uống đủ 2 – 3 lít nước/ngày

Cần tránh một số loại thực phẩm không tốt cho quá trình mang thai như:

  • Chất kích thích, rượu bia, đồ uống có gas.
  • Các loại cá chứa nhiều thủy ngân: cá ngừ, cá thu,…
  • Thực phẩm làm mềm, co thắt tử cung: đu đủ xanh, dứa,…
  • Thực phẩm nóng hay có tính hàn cần tránh trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
  • Đồ ăn chưa được nấu chín, chưa được tiệt trùng.

Thời điểm dự sinh

Nếu ngày dự sinh thay đổi qua mỗi lần siêu âm thì mẹ bầu cũng không nên lo lắng quá. Trên thực tế thì thời điểm vượt cạn của thai phụ có thể sớm hoặc muộn hơn so với ngày dự kiến. Khi thai nhi phát triển nhanh hay chậm hơn bình thường thì kết quả này cũng sẽ bị ảnh hưởng theo.

Các biến chứng thai kỳ

Ảnh: eva.vn

Biến chứng thai kỳ là điều không ai mong muốn nó xảy đến, nó sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt cho cả mẹ và bé. Vì thế mẹ cần trang bị sẵn cho mình những điều cần biết khi mang thai để đề phòng và biết cách xử lý trong tình huống này. Trong số đó, các biến chứng nguy hiểm có thể kể đến như:

  • Tiểu đường thai kỳ
  • Nhau thai bám thấp
  • Tiền sản giật:
  • Ối ít

Để biết thêm cách đề phòng và xử lý biến chứng trong thai kỳ, mẹ tham khảo thêm: Hiện tượng các bệnh lý trong lúc bầu thường có là gì?

Chế độ sinh hoạt lành mạnh

Mẹ bầu nên vận động nhẹ nhàng, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn.

Tránh các hoạt động mạnh, các môn thể thao nguy hiểm, các trò chơi cảm giác mạnh.

Để tăng cường sức khoẻ cho mẹ và thai nhi, hãy đi bộ, tập yoga cho mẹ bầu.

Chú ý đi lại cẩn thận, tránh đi vào những khu vực dễ trơn trượt, đề phòng bị ngã rất nguy hiểm. Hạn chế tối đa việc thức khuya, ngủ không đủ giấc.

Mang thai là quá trình vất vả nhưng mang lại nhiều cảm xúc với mẹ bầu. ngoài việc chuẩn bị thật tốt kiến thức mang thai thì mẹ bầu cũng cần chú ý đến việc sàng lọc dị tật thai nhi ở tuần 12.Đây chính là mốc khám thai, sàng lọc quan trọng nhất ở tam cá nguyệt thứ nhất mà mẹ không nên bỏ qua. Chúc các mẹ có được những kinh nghiệm nhất định để thời kỳ mang thai khỏe mạnh và nhẹ nhàng nhất.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây